Đại tràng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.
Đại tràng là một ống dài khoảng 1,2m nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng có các tổn thương hoặc bị viêm loét.
Bệnh viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra.
Các triệu chứng thông thường của viêm đại tràng bao gồm:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2 đến 6 lần mỗi ngày.
Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn.
Bụng trướng hơi, căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng.
Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.
Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, café.
Bệnh viêm đại tràng khó chữa khỏi hoàn toàn bởi:
Khi có những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, người bệnh nên đi khám, nội soi dạ dày, đại tràng để được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không nên tự chuẩn đoán và tự tìm thuốc uống vì bệnh viêm đại tràng không điều trị đúng cách sẽ càng nặng hơn, dễ kích ứng và khó chữa trị.
Đối với các bệnh nhẹ, thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và theo dõi để điều trị được triệt để. Nếu bệnh nặng hơn và để diễn biến lâu ngày có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột, bài tiết và tâm lý người bệnh nên tốt nhất cần điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài điều trị bằng thuốc, người mắc bệnh đại tràng còn cần tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, giảm các chất kích thích, không nên ăn chất xơ dạng không tan như cellulose để không ảnh hưởng đến thành ruột, giảm tối đa lượng chất béo, không ăn đồ cay, thức ăn ôi thiu hay nhiễm khuẩn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh