Phẫu thuật điều trị sa trực tràng bằng nội soi có sử dụng mesh bao gồm bóc tách giải phóng trực tràng và cố định vào ụ nhô có sử dụng miếng Ivalon, Teflon làm trung gian, cố định trực tràng vào ụ nhô, cân trước xương cùng.
Sa trực tràng toàn bộ ở người lớn, đoạn ruột sa không bị hoại tử.
Ruột đó hoại tử hay tình trạng người bệnh không cho phép phẫu thuật nội soi (PTNS).
Người thực hiện kỹ thuật: Phẫu thuật viên (PTV) tiêu hóa, bác sĩ gây mê hồi sức (GMHS) và dụng cụ viên có kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi (PTNS).
Phương tiện: Hệ thống PTNS, dụng cụ PTNS, tấm lưới nhân tạo, bộ dụng cụ mổ mở.
Người bệnh: Tham khảo Quy trình Phẫu thuật cắt trực tràng nội soi nối đại tràng trái - ống hậu môn.
Hồ sơ bệnh án: Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên bản khám trước khi gây mê, giấy cam đoan đồng ý phẫu thuật.
Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế
Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi…), đúng bệnh
Thực hiện kỹ thuật:
Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đùi hơi thấp, dạng để có thể kiểm tra ruột sa trong khi phẫu thuật. PTđứng bên phải người bệnh, phụ 1 đứng bên đối diện, phụ 2 đứng bên trái phẫu thuật viên và giữ camera.
Vô cảm: Mê nội khí quản.
Kỹ thuật: Tham khảo bài phẫu thuật điều trị sa trực tràng nội soi.
Lưu ý khi sử dụng tấm lưới:
Cách đặt tấm lưới như sau: chọn tấm lưới cỡ 10cm x 15cm, cắt hình chữ U. Bề rộng cạnh chữ U khoảng 2cm. Khâu đáy chữ U vào ụ nhô (cân trước xương cùng) 3 mũi prolene 0. Khâu 2 cạnh chữ U vào bờ trái và bờ phải trực tràng bằng các mũi prolene 0 mũi rời, khoảng 3 mũi mỗi bên (nên đặt so le nhau) sao cho vừa đủ căng treo trực tràng không bị sa tụt.
Đặt dẫn lưu tiểu khung qua nội soi nếu cần thiết, rút và đóng các lỗ trocar.
Theo dõi như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung.
Sau phẫu thuật phối hợp 2 loại kháng sinh từ 5 đến 7 ngày, bồi phụ đủ nước- điện giải, năng lượng hàng ngày. Cho ăn khi có lưu thông ruột. Tập luyện cơ tròn sau phẫu thuật.
Trong phẫu thuật:
Chảy máu: nếu không cầm được bằng nội soi, nên chuyển mổ mở.
Tổn thương các tạng lân cận: có thể phải chuyển mổ mở kiểm tra và xử lý theo tình huống cụ thể.
Sau phẫu thuật:
Táo bón: do làm hẹp lòng trực tràng, trong trường hợp nặng phải mổ lại.
Tái phát: do phẫu thuật tích không đủ kéo trực tràng lên cao, phải mổ lại.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh