Rò hậu môn không còn là căn bệnh xa lạ gì khi mà lượng người mắc hiện nay là vô cùng lớn. Tuy nhiên, khá nhiều người còn chưa hiểu rõ về bệnh lý này, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị dứt điểm. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Rò hậu môn còn có tên khác là bệnh mạch lươn được hình thành ở khu vực hậu môn, trực tràng. Bệnh xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm khuẩn mãn tính trong các khe và nhú ở ống hậu môn. Qúa trình nhiễm khuẩn kéo dài dẫn đến viêm và tụ mủ trong các tuyến hậu môn tràn cả ra ngoài vùng da quanh hậu môn, hình thành nên những đường rò và lỗ rò.
Bệnh lý này là căn bệnh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:
Hậu quả từ bệnh áp-xe hậu môn sau khi hết mủ tạo đường rò
Các nguồn vi khuẩn tích tụ khiến vùng hậu môn nhiễm khuẩn, theo thời gian tạo nên vết rò
Hậu quả từ một số cuộc phẫu thuật tuyến tiền liệt, phẫu thuật cắt trĩ không chăm sóc đúng cách…
Một số căn bệnh liên quan đến vùng hậu môn trực tràng cũng có thể dẫn đến bệnh lý như ung thư, các dị vật xuất hiện, nấm…
Được hình thành do một số chấn thương vùng hậu môn như rách…
Tùy theo mức độ và tình trạng nặng hay nhẹ mà xuất hiện một số triệu chứng, dấu hiệu như sau:
Đau vùng hậu môn không dứt, đặc biệt sẽ rất đau đớn khi người bệnh di chuyển, ngồi, vận động mạnh, ho, hắt xì.
Rò hậu môn gây ngứa ngáy, khó chịu, gây đau đớn cho người bệnh
Vùng hậu môn luôn có chất nhầy, dịch và cảm giác ẩm, khó chịu.
Đi tiêu có thể xuất hiện nhiều chất nhầy hoặc máu.
Vùng hậu môn bị sưng phù, nếu dùng tay sờ vào sẽ cảm nhận được những khối bìu được hình thành tại đây.
Vùng qua khu vực hậu môn bị đỏ, bị kích ứng.
Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ, vị trí cụ thể mà bệnh được phân biệt theo một số dạng như sau:
Rò hoàn toàn: Khi 2 đầu lỗ của đường rõ nối thông nhau từ khu vực hậu môn ra ngoài.
Rò không hoàn toàn: Chỗ đường rò chỉ có 1 lỗ hoặc trong khu vực hậu môn hoặc ở phía ngoài.
Rò phức tạp: Như tên gọi thì đường rò có nhiều lỗ, nhiều nhánh, ngoằn ngoèo ra ngoài da.
Rò đơn giản: Ngược lại với rò phức tạp, đường rò đi thẳng, ít ngóc ngách hoặc không có.
Rò ngoài cơ thắt: Vị trí lỗ rò ở phía trên vùng cơ thắt hậu môn.
Rò trong cơ thắt: Vùng dưới da cạnh hậu môn là vị trí của lỗ rò. Thông thường, đây là loại rò nông và nếu điều trị dứt điểm sẽ rất ít tái phát.
Rò xuyên cơ thắt (hay còn gọi là rò qua cơ thắt): vị trí đường rò xuyên qua cơ thắt hậu môn.
Bệnh cần được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm vì càng để lâu sẽ có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể
Các đường rò với những biểu hiện như lở loét, chảy mủ cộng thêm vị trí ở hậu môn ẩm ướt, tập trung nhiều vi khuẩn nên rất dễ dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng. Nếu không được điều trị sớm người bệnh sẽ suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng sức khỏe thậm chí là tính mạng do nhiễm trùng có thể chạy vào máu.
Nếu không được phẫu thuật điều trị kịp thời thì toàn bộ lớp niêm mạc xung quanh hậu môn cũng sẽ bị ảnh hưởng, vi khuẩn tấn công liên tục tạo ra nhiều đường rò lỗ rò mới. Lúc này bệnh nhân sẽ rất đau, thậm chí đau không thể đại tiện, sợ đại tiện, tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống đồng thời cũng gây phức tạp cho quá trình điều trị sau này.
Nếu trì hoãn phẫu thuật bịt lỗ rò thì bệnh sẽ nhanh chóng diễn biến nặng, trở thành rò hậu môn đa phát. Lúc này các cơ quan bên trong cũng sẽ chịu tác động, nguy hiểm hơn là có thể sẽ tạo ra các lỗ rò khác như: lỗ rò trực tràng bàng quang, rò trực tràng niệu đạo, rò trực tràng âm đạo,…muốn điều trị mất rất nhiều thời gian và không hề đơn giản.
Rò hậu môn khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau đớn, khó chịu, đứng cũng đau, ngồi cũng đau. Việc này khiến bệnh nhân lúc nào cũng mệt mỏi, chán nản, thiếu tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng lớn đến đời sống vợ chồng.
Rò hậu môn càng để lâu càng nặng, phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất là phẫu thuật để vá các nốt rò hậu môn này lại, bịt kín đường rò tránh tái phát.
Phẫu thuật điều trị với công nghệ hiện đại và chuyên môn cao của bác sĩ sẽ tiếp cận chính xác khu vực rò và tiến hành phá huỷ đường rò từ bên trong,, nạo sạch mủ, lấy hết tổ chức xơ, phá hết ngóc ngách có thể xảy ra rò, phần nào đã hoại tử sẽ được cắt bỏ, làm sạch các chất bẩn trong lỗ rò và cuối cùng là đóng kín lỗ rò bên trong lại.
Bệnh lý phải được điều trị với bác sĩ chuyên môn về hậu môn, trực tràng tại những bệnh viện chuyên khoa, vì đây là phẫu thuật đòi hỏi độ chính xác rất cao, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng rất dễ làm tổn thương cơ thắt, cơ thắt là bộ phận có khả năng co bóp, điều khiển khả năng đại tiện tự chủ của cơ thể, khi bị tổn thương cơ thắt bệnh nhân mất kiểm soát khi đi đại tiện.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần chú ý chăm sóc hậu phẫu chuẩn chỉnh theo dặn dò của bác sĩ, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nhiều chất xơ, ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước và kiêng các chất kích thích như bia, rượu… để sớm bình phục sau phẫu thuật, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ rò hậu môn quay trở lại tái phát. Sau khi mổ nếu người bệnh gặp phải những tình trạng như rối loạn đại tiện, đau tức hậu môn, sốt, táo bón, nhiễm trùng… thì cần lập tức trao đổi với bác sĩ để kịp thời xử lý.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh