✴️ Sỏi đường mật phải làm sao? Làm gì nếu dịch mật gây đầy trướng

Nội dung

Sỏi đường mật có thể làm nghẽn dịch mật gây đầy trướng, chậm tiêu, đau bụng,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả. Vậy sỏi đường mật phải làm sao?

 

NGUYÊN NHÂN GÂY SỎI ĐƯỜNG MẬT

Sỏi đường mật nguyên phát (hình thành tại đường mật) thường là sỏi sắc tố với thành phần cấu tạo chính là bilirubin và canxi. Quá nhiều bilirubin trong dịch mật khi mắc một số bệnh như thiếu máu tan máu, hồng cầu hình liềm, gan bị suy giảm chức năng (xơ gan, viêm gan, tác dụng phụ của thuốc…) sẽ tạo điều kiện cho sỏi mật hình thành.

Một nguyên nhân khác làm sỏi đường mật dễ phát triển, đó là khi dịch mật bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng đường ruột đi lạc vào đường mật, giun, sán chui lên đẻ trứng, hoặc chết để lại xác kết tạo thành nhân sỏi cho bilirubin bám vào.

Sỏi đường mật có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Sỏi đường mật có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

 

Sỏi đường mật thứ phát (hình thành trong túi mật nhưng bị đẩy ra ngoài đường mật) thành phần cấu tạo lại chủ yếu là cholesterol. Nguyên nhân gây loại sỏi này chủ yếu là chế độ ăn, lười vận động, phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai đường uống dài ngày…

 

TRIỆU CHỨNG SỎI ĐƯỜNG MẬT

Khác với sỏi ống mật chủ thường không gây triệu chứng, sỏi đường mật trong gan có thể làm xuất hiện nhiều dấu hiệu như đầy trướng, khó tiêu, cảm thấy ăn uống không ngon miệng, đau âm ỉ sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ.

Trong những trường hợp sỏi gây biến chứng, người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện trầm trọng hơn, bao gồm:

Cơn đau quặn vùng bên phải thượng vị (phần trên bên phải của bụng), đau có thể lan ra lưng trên hoặc đằng sau xương ức. Đau do sỏi mật thường tiến triển và tăng nặng hơn sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ hoặc vào ban đêm.

Buồn nôn/ nôn.

Vàng da, vàng mắt.

Nước tiểu vàng, sậm màu nhưng phân nhạt màu hơn.

Tim đập nhanh và huyết áp giảm đột ngột.

Sốt, ớn lạnh.

 

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SỎI ĐƯỜNG MẬT

Khi có những triệu chứng mắc sỏi đường mật, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả. Theo đó, để chẩn đoán chính xác vị trí sỏi đường mật và kích thước sỏi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như:

Siêu âm bụng.

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Chụp X – Quang ổ bụng có thể phát hiện sỏi mật bị vôi hóa hay không.

Chụp cắt lớp CT.

Chụp cộng hưởng từ ổ bụng.

 

Sỏi đường mật phải làm sao?

Điều trị sỏi đường mật nhằm mục đích giảm kích cỡ/làm tan sỏi và khơi thông dòng chảy của dịch mật để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Để điều trị sỏi đường mật hiệu quả, bệnh nhân cần đến bệnh viện có chuyên khoa gan mật uy tín để được thăm khám và chỉ định điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh cần có một chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Trong trường hợp sỏi gây viêm, nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm và kháng sinh.

Nếu sỏi có kích thước to, có nguy cơ gây biến chứng bác sĩ có thể chỉ định điều trị can thiệp và phẫu thuật như mổ hở lấy sỏi, mổ nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da, nội soi mật tụy ngược dòng….

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top