✴️ Thắt dạ dày hoạt động như thế nào

Thắt dạ dày (băng dạ dày) là một phương pháp điều trị phẫu thuật cho bệnh béo phì. Những loại can thiệp này được gọi là phẫu thuật barective giúp một người cảm thấy no sau khi ăn với lượng ít hơn bình thường.

Hiệp hội Phẫu thuật Chuyển hóa và Phẫu thuật Nhi khoa Hoa Kỳ (ASMBS) ước tính rằng có khoảng 216.000 ca phẫu thuật được thực hiện tại Hoa Kỳ vào năm 2016. Trong số này, 3,4% là phẫu thuật băng dạ dày. Phẫu thuật ống thông dạ dày là loại phổ biến nhất, chiếm 58,1% trong các trường hợp

Thắt đai dạ dày là một loại phẫu thuật hỗ trợ giảm cân trong đó đặt một dải silicon quanh phần trên của dạ dày để giảm bớt kích thước dạ dày và giảm lượng thức ăn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng.

Bác sĩ phẫu thuật đặt một đai silicon xung quanh phần trên của dạ dày và gắn một ống thông vào băng. Các ống được kết nối thông qua một vết mổ dưới da bụng. Qua đó, có thể tiêm dung dịch muối vào đai để làm phồng đai lên.

Điều chỉnh mức dung dịch muối có thể thay đổi mức độ co thắt xung quanh dạ dày. Đai tạo ra một túi dạ dày nhỏ phía trên ngăn cách với phần còn lại của dạ dày bên dưới. Túi dạ dày nhỏ hơn làm giảm lượng thức ăn có thể chứa giúp tăng cảm giác no sau khi ăn một lượng thức ăn ít hơn.

Lợi thế của hình thức thủ thuật barective này là cho phép cơ thể tiêu hóa thức ăn như bình thường, không bị kém hấp thu.

Phẫu thuật

Trong phương pháp này, các thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua các vết mổ nhỏ ở bụng. Phẫu thuật được thực hiện bằng nội soi và thường mất 30-60 phút.

Bệnh nhân không nên ăn từ nửa đêm trước ngày phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân có thể tiếp tục hầu hết các hoạt động bình thường trong vòng 2 ngày sau đó nhưng cần nghỉ ngơi nhiều trong vòng một tuần.

Ăn uống sau phẫu thuật

Thời gian đầu việc ăn uống phải được hạn chế.

  • Trong vài ngày đầu tiên, bệnh nhân chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp loãng.
  • Cho đến cuối 4 tuần có thể ăn các thực phẩm hỗn hợp, chẳng hạn như sữa chua và rau củ xay nhuyễn.
  • Từ 4 đến 6 tuần có thể ăn các món ăn mềm và sau 6 tuần, người bệnh có thể tiếp tục chế độ ăn như bình thường.

Đối tượng nên thực hiện phẫu thuật

Trước đây, hướng dẫn chỉ khuyến nghị đặt đai thắt dạ dày nếu một người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 35 trở lên. Một số người có chỉ số BMI 30-34.9 phẫu thuật nếu có các vấn đề liên quan đến béo phì khác, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.

Với những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật đồng thời nhằm cải thiện mức độ an toàn của quy trình do đó hiện nay khuyến nghị này không còn được áp dụng.

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cho một số người có chỉ số BMI 30-35 nếu:

  • Có các biến chứng liên quan đến béo phì;
  • Phương pháp không phẫu thuật chưa được chứng minh hiệu quả;

Các lựa chọn không phẫu thuật bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống;
  • Tăng cường các hoạt động thể chất;
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho một cá nhân tùy thuộc vào tình hình của họ và khuyến nghị không nên thực hiện phẫu thuật cho những người:

  • Đang có tình trạng rối loạn lạm dụng ma túy hoặc rượu ;
  • Mắc bệnh tâm thần không kiểm soát được;
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu các nguy cơ và lợi ích, kết quả, lựa chọn thay thế và thay đổi lối sống mà họ sẽ cần phải thực hiện.

Những lợi ích

Những lợi thế của thắt đai dạ dày nội soi bao gồm:

  • Khả năng giảm cân lâu dài cho những người béo phì;
  • Cơ thể phục hồi tương đối nhanh;
  • Nguy cơ nhiễm trùng vết thương và thoát vị thấp hơn sau phẫu thuật;
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tiểu không tự chủ và các tình trạng khác liên quan đến thừa cân;
  • Không mất hấp thụ chất dinh dưỡng;
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật trong nhiều trường hợp.

Ngoài ra còn có tùy chọn để tháo bỏ hoặc điều chỉnh đai thắt bằng cách thắt chặt hơn hoặc nới lỏng ra. Trung bình, với phương pháp này có thể giảm từ 40-60% số cân thừa tùy thuộc vào mỗi cá nhân khác nhau.

          phẫu thuật dạ dày

Các nguy cơ

Có một số nguy cơ liên quan đến việc thắt dạ dày bao gồm:

  • Một số người có phản ứng với thuốc gây mê, bao gồm phản ứng dị ứng, khó thở, huyết khối ở chân có thể di chuyển đến phổi  gây thuyên tắc phổi, mất máu, nhiễm trùng và đau tim hoặc đột quỵ trong hoặc sau phẫu thuật.
  • Giảm cân có thể chậm hơn so với các loại phẫu thuật khác
  • Đai băng có thể trượt hoặc có vấn đề cơ học, hoặc có thể gây tổn thương cho dạ dày.
  • Từ 15 đến 60% số trường hợp cần tái phẫu thuật nhằm theo dõi hoạt động của đai băng.

Cá nhân cần tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống một cách cẩn thận, vì ăn quá nhiều có thể dẫn đến nôn mửa hoặc giãn thực quản. Cũng như các loại phẫu thuật giảm cân khác, đai băng dạ dày cũng mang những rủi ro sau:

  • Chấn thương trong khi phẫu thuật dạ dày, ruột hoặc các cơ quan bụng khác;
  • Thoát vị;
  • Viêm niêm mạc dạ dày, ợ nóng và loét dạ dày;
  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Sẹo đường tiêu hóa có thể dẫn đến tắc ruột;
  • Dinh dưỡng kém hơn do lượng thức ăn bị hạn chế.

Các lựa chọn phẫu thuật khác

Đặt đai băng dạ dày không phải là hình thức phẫu thuật duy nhất. Ngoài ra còn có một số phương pháp phẫu thuật sau đây:

Phẫu thuật nối tắt dạ dày kiểu Roux-Y (Gastric bypass): 

Đối với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ đóng một phần dạ dày, chỉ để lại 1 túi nhỏ. Sau đó, nối túi nhỏ đến phần giữa ruột non, do đó thức ăn sẽ “đi tắt” qua một phần của dạ dày và ruột non. Điều này làm giảm lượng thức ăn và hấp thụ calo và các chất dinh dưỡng khác.

Nhược điểm bao gồm thực tế là nó làm thay đổi hormone ruột và làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Phẫu thuật này cũng khó có thể đảo ngược.

Cắt vạt dạ dày (Sleeve Gastrectomy):

Cắt vạt dạ dày giảm phần lớn kích thước dạ dày, bằng cách cắt bỏ phẫu thuật một phần lớn dạ dày dọc theo độ cong giúp làm giảm lượng thức ăn cần thiết để cảm thấy no hơn. Kết quả tạo nên cấu trúc ống. Phương pháp này giảm vĩnh viễn kích thước của dạ dày, mặc dù dạ dày về sau dạ dày có thể giãn nở.

Quá trình này có thể phá vỡ sự trao đổi chất. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nội soi và không thể đảo ngược.

Chuyển đổi tá tràng:

Phẫu thuật bao gồm hai bước:

Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật chuyển hướng thức ăn đến ruột non, như trong phẫu thuật cắt dạ dày.

Tiếp theo, thức ăn được chuyển hướng hơn nữa để bỏ qua hầu hết ruột non.

Phương pháp này giúp giảm cân nhanh hơn, nhưng rủi ro lớn hơn, bao gồm các vấn đề liên quan đến phẫu thuật và thiếu hụt dinh dưỡng.

Xem thêm: Khả năng giảm cân không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top