✴️ Triệu chứng viêm đại tràng co thắt

Nội dung

Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là viêm đại tràng kích thích là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Thông qua những triệu chứng viêm đại tràng co thắt dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm và có phương pháp xử trí kịp thời bệnh.

 

1.Triệu chứng viêm đại tràng co thắt

Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt ở người cao tuổi là đau bụng. Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh…

Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày).

Triệu chứng viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu

Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu

 

Cảm giác đau khó chịu ở bụng giảm đi sau đi đại tiện, đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi trở về bình thường. Thỉnh thoảng có thể sờ thấy những u cục nổi lên dọc khung đại tràng.

 

Phân có thể có nhày

Ngoài các triệu chứng rối loạn đại tiện trên, khi bị viêm đại tràng co thắt người bệnh còn thấy xuất hiện các dấu hiệu như nhức đầu, đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng suy sụp tinh thần

Bệnh viêm đại tràng co thắt thường kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nên người bị viêm đại tràng co thắt thường gầy xanh, suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, do thiếu nước và chất điện giải, thêm vào đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật.

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh viêm đại co thắt, người bệnh cần tìm đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bệnh.

 

2. Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng co thắt

Để xác định chính xác bệnh viêm đại tràng co thắt bạn nên tới bệnh viện sớm để xét nghiệm lâm sàng và xác định rõ ràng bệnh. Các xét nghiệm lâm sàng thường được sử dụng như là:

Người bệnh cần đi khám để làm các xét nghiệm, kiểm tra nhằm chẩn đoán đúng bệnh.

Xét nghiệm máu: hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện thiếu máu.

Xét nghiệm phân: không có vi khuẩn gây bệnh, không có máu.

Chụp XQ: không có hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại tràng, chỉ có hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng.

Soi trực tràng sigma hoặc đại tràng niêm mạc hồng, có thể có xung huyết nhẹ, tăng tiết nhầy, tăng co bóp hoặc giảm nhu động.

Sinh thiết mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường.

Khi được chẩn đoán mắc viêm đại tràng co thắt, người bệnh cần điều trị sớm theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh bởi điều trị sai phương pháp có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Để dự phòng bệnh không tái phát và cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe, người bệnh cần chú ý tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản. Những loại thức ăn nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, gia vị chua, cay trong các bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem cua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…). Cần vệ sinh tốt môi trường sống. Tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top