✴️ Ung thư hậu môn có chữa được không?

Ung thư hậu môn có chữa được không?

Ung thư hậu môn là tình trạng xuất hiện tế bào ung thư ở trong hậu môn. Đây là bệnh nguy hiểm xảy ra ở đoạn cuối của ống tiêu hóa. Bệnh phát triển nhanh, có thể di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh của y  học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị ung thư đã được áp dụng, mang lại hiệu quả cao sau điều trị. Chính vì thế mà ung thư hậu môn có thể chữa được.

Ung thư hậu môn có chữa được không?

Ung thư hậu môn có chữa được không?

 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, để hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh cần phát hiện và chữa trị ngay ở giai đoạn đầu. Việc điều trị sớm sẽ làm tăng cơ hội chữa khỏi hơn là phát hiện và điều trị muộn.

 

Chữa ung thư hậu môn bằng phương pháp nào?

Theo các chuyên gia y tế, để có phương pháp điều trị ung thư hậu môn phù hợp cần phải dựa trên giai đoạn bệnh cụ thể. Vì thế, người bệnh cần tới các bệnh viện có khoa Ung bướu để được chẩn đoán, xác định chính xác bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Với ung thư hậu môn, người bệnh có thể cần phải áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư hậu môn ở giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u ở hậu môn kèm theo các mô lành xung quanh. Trường hợp khối u di căn thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ trực tràng hậu môn qua ngã bụng – chậu bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở (tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh cụ thể của từng người).

Hóa trị: Phương pháp này sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau để tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời ngăn ngừa chúng xâm lấn, phát triển. Hóa chất có thể được truyền vào cơ thể qua tĩnh mạch và cũng có thể đưa vào cơ thể qua đường uống. Thuốc có tác dụng toàn thân  nên người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu, buồn nôn và nôn…

Xạ trị: Phương pháp này sử dụng tia năng lượng cao, chiếu trực tiếp vào vị trí xuất hiện khối u. Xạ trị thường được kết hợp với hóa trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị ung thư hậu môn.

 

Tỷ lệ sống sau điều trị ung thư hậu môn cao không?

Tỷ lệ sống sau điều trị ung thư hậu môn như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Tuổi tác

Tình trạng sức khỏe

Giai đoạn bệnh cụ thể

Khả năng đáp ứng của cơ thể sau điều trị

Tâm lý của người bệnh

Ở mỗi người, tỷ lệ sống khác nhau. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 70%. Ngược lại ở giai đoạn muộn, khối u di căn tới gan, phổi, xương… thì việc điều trị và tỷ lệ chữa khỏi thấp.

Người bệnh cần tin tưởng vào bác sĩ, yên tâm chữa trị sẽ giúp cải thiện sớm sức khỏe

Người bệnh cần tin tưởng vào bác sĩ, yên tâm chữa trị sẽ giúp cải thiện sớm sức khỏe

 

Chính vì thế, khi được chẩn đoán mắc ung thư hậu môn, người bệnh cần bình tĩnh, tìm đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời hiệu quả.

Mặc dù ung thư hậu môn khó phát hiện sớm nhưng nếu để ý kĩ, người bệnh có thể thấy:

Ngứa, đau ở hậu môn

Đại tiện ra máu

Thường xuyên táo bón

Thay đổi thói quen đại tiện

Chảy máu ở hậu môn trực tràng

Xuất hiện u cục ở hậu môn

Khi có những dấu hiệu bất thương, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top