ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật sa trực tràng người lớn đường bụng, bóc tách trực tràng, cố định vào ụ nhô được gọi là phương pháp Orr - Loygue
CHỈ ĐỊNH
Sa trực tràng toàn bộ ở người lớn, đoạn ruột sa không bị hoại tử.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Ruột đã hoại tử hay tình trạng người bệnh không cho phép phẫu thuật bụng.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Người thực hiện tiêu hóa.
Người bệnh
Hồ sơ bệnh án đầy đủ, chú ý phát hiện các bệnh phối hợp: tim mạch, huyết áp, đái đường, tiết niệu… tình trạng ruột sa, tình trạng tự chủ hậu môn.
Được chuẩn bị như phẫu thuật thông thường, thụt sạch ngày hôm trước và sáng hôm phẫu thuật.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tư thế:
Nằm ngửa, đùi hơi thấp, dạng; một người phụ có thể đứng giữa hai đùi, kiểm tra ruột sa trong khi phẫu thuật.
Vô cảm:
Mê nội khí quản hay tê vùng (tê tủy sống, ngoài màng cứng)
Kỹ thuật
Đường rạch giữa dưới rốn, có thể kéo dài lên trên rốn.
Bộc lộ vùng đại tràng sigma và trực tràng bằng đẩy ruột non lên cao, treo tạm tử cung vào thành bụng trước ở người bệnh nữ.
Mở phúc mạc 2 bên trực tràng, vòng từ nhụ ô đến đáy túi cùng trước trực tràng.
Phẫu tích:
Toàn bộ mặt sau trực tràng, từ nhụ ô đến sàn tầng sinh môn (cơ nâng hậu môn).
Mặt trước trực tràng: ở nam phải đi qua túi tinh đến tuyến tiền tiệt; ở nữ, tách trực tràng khỏi âm đạo sâu khoảng 4 cm.
Phẫu tích này cần được thực hiện thật tốt để có thể kéo dài trực tràng lên được khoảng 8 - 10cm, người phụ kiểm tra hậu môn thấy trực tràng được kéo lên hoàn toàn.
Cố định trực tràng: khâu lớp thanh cơ với cân trước xương cùng cụt - ụ nhô bằng 3 - 4 mũi chỉ không tiêu, hoặc tiêu chậm, tránh khâu vào tĩnh mạch chậu. Sau khi cố định cần kiểm tra lại từ phía hậu môn, kéo trực tràng lên đủ cao. Có thể cố định trực tràng với ụ nhô bằng tấm nhân tạo như Ivalon, Teflon...
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi
Thông thường như sau các trường hợp phẫu thuật bụng khác.
Cho ăn khi có lưu thông ruột. Tập luyện cơ tròn sau phẫu thuật.
Xử trí biến chứng
Khâu vào mạch máu gây tụ máu:
Kiểm tra và khâu cầm máu.
Tái phát:
Do phẫu thuật tích không đủ kéo trực tràng lên cao, phải làm mổ lại.
Táo bón:
Do khâu gây gập góc, hoặc làm hẹp lòng trực tràng: trong tường hợp nặng phải mổ lại.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh