✴️ Thoát vị bẹn (inguinal hernia)

Nội dung

SƠ QUA LỊCH SỬ BỆNH LÝ VÀ PHẨU THUẬT THOÁT VỊ BẸN

Thoát vị bẹn là bệnh lý được biết đến từ 1500 năm trước  công nguyên.

Hernia tiếng latin có nghĩa là thoát vị.

Trong các loại thoát vị thì thoát vị bẹn chiếm 70 - 80% gặp ở các giới và các lứa tuổi.

Việc điều trị thoát vị bẹn ngay từ đầu đã được nhiều tác giả  nói đến PT hoặc đeo giải thoát vị. Người đầu tiên phải kể đến là Celsu, sau đó là Paul (TK   trước CN, guyde chaliac (1363), Franco1556, Casper 1559.

Mốc đáng chú ý là vào đầu thế kỷ 19. Vào năm 1965 Joseeph - listay đưa ra phương pháp mổ của mình do thời kỳ này giải phẩu vùng bẹn mới được mô tả chính xác.

Các tác giả khác cũng được chú ý là Marcy (1871 - Mỹ), Lucav (1881 - Pháp).

Và đáng chú ý nhất là nhà phẫu thuật người Ý: Edoardo Bassini ông tiến hành ca mổ đầu 1884, và trong 100 năm  kỹ thuật của Bassini được ứng dụng rộng rãi.

Sau Bassini các tác giả khác như Lothenssen (1898), Halsted (1903) cũng đưa ra những công trình của mình vào những năm 50, các nhà kỹ thuật Nga như Kimbarovski, Spasocukoski, được công bố.

Kỹ thuật mổ của Shonldice 1953 được coi là một tiến bộ về phương pháp mổ làm giảm rõ tỷ lệ tái phát (10 - 1%).

Phương pháp mới và hiện đại là phẫu thuật nội soi được Ger.R công bố 1977.

Ở nước ta ở những cơ sở ngoại khoa khác nhau có ứng dụng khác nhau các phương pháp phẫu thuật.

Việt Đức: Bassini, Forgue

Thành phố HCM: Shouldice, Bassini.

VQY 103: Forgue, Kimbarovski  công trình nghiên cứu giải phẫu công phu của Đương Văn Hải 1997 (TPHCM).

 

NHẮC LẠI GIẢI PHẪU ỐNG BẸN

Ống bẹn: Dài 2 - 4cm, có 2 lỗ bẹn nông và sâu, các thành

Các hố bẹn:

Các thành phần liên quan đến tạo hố bẹn:

Động mạch thương vị

Thừng động mạch rốn

Dây treo bàng quang

Các hố bẹn:

Trong

Giữa

Ngoài

Lỗ bẹn, hố bẹn liên quan đến phân loại thoát vị bẹn theo vị trí giải phẫu.

 

PHÂN LOẠI THOÁT VỊ BẸN

Có nhiều cách phân loại, mỗi loại có ý nghĩa  riêng

Trên lâm sàng thường phân loại như sau:

Theo nguyên nhân:

Có thoát vị bẩm sinh: Do tồn tại ống phúc tinh mạc

Thoát vị mắc phải: Do thành bụng yếu + tăng áp lực ở bụng

Theo giải phẫu:

Thoát vị chéo ngoài.

Thoát vị trực tiếp.

Thoát vị chéo trong.

Thoát vị chéo ngoài đi qua hố  bẹn ngoài, trong bao sơ thừng tinh thường là thoát vị bẩm sinh. (Thoát vị trực tiếp hay mắc phải có ít nhưng phải có điều kiện), rất thường gặp, trẻ tuổi.

Các thoát vị khác  đi qua hố bẹn giữa và trong nằm ngoài bao sơ, và thường là thoát vị mắc phải, ít gặp hơn và thường gặp ở người già yếu.

Theo mức độ:

Thoát vị chỏm             Khối thoát vị năm ở lỗ bẹn sâu.

Thoát vị kẽ                  Khối thoát vị nằm ở trong ống bẹn.

Thoát vị mu                 Khối thoát vị ở mức lỗ bẹn lông.

Thoát vị thừng tinh      Khối thoát vị ở gốc bìu.

Thoát vị bẹn bìu          Khối thoát vị xuống tới bìu.

Một số cách phân loại khác:

Theo tính chất: có thoát vị đơn thuần hoặc phối hợp.

 

CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Chẩn đoán

Thường là dễ.

Với các đặc điểm sau:

Khối u vùng bẹn bìu.

Khối u đó có đặc điểm:

To lên khi gắng sức.

Có thể đẩy vào ổ bụng được.

Khi đẩy lên thì thấy sờ thấy lỗ bẹn nông to.

Tùy loại thoát vị và mức độ mà khối vồng vùng bẹn bìu có hình dáng khác nhau.

Chẩn đoán phân biệt:

Khi thoát vị còn ở cao (TV kẽ, chỏm, mu) cần phân biệt với:

U nang thừng tinh: Tròn, nắn không nhỏ lại.

U mạch: có mạch đập.

Tình hoàn ẩn: ấn tức, tinh hoàn cùng bên  không có ở bìu.

Hạch viêm: Ấn đau, tại chỗ ở viêm nề.

Khi thoát vị đã xuống đến bìu cần phân biệt với:

Bệnh lý của chính tinh hoàn: K, lao, viêm.

Tràn dịch màng tinh hoàn:

Hai dấu hiệu âm tính.

Nghiệm pháp soi đèn dương tính.

Dãn tĩnh mạch thừng tinh: Sờ cảm giác như búi giun, dấu hiệu Curling dương tính và thường gặp bên trái.

ĐIỀU TRỊ:

Có hai phương pháp điều trị vẫn được áp dụng:

Bảo tồn:

Sử dụng dải đeo túi thoát vị.

Băng đeo.

Quần chật.

Chỉ định:

Bệnh nhân dưới 6 tuổi do.

Có thể liền.

Ít nghẹt.

Bệnh nhân già yếu, có bệnh lý kết hợp.

Tại chỗ còn viêm nhiễm.

Kết quả không chắc chắn, tỷ lệ khỏi thấp.

Điều trị phẫu thuật:

Mục đích phẫu thuật:

Thắt cổ túi thoát vị, cắt bỏ.

Tái tạo thành bụng vững chắc hơn.

Căn cứ để phân loại các nhóm phẫu thuật:

Dựa vào hai bình diện:

Nông: Cân cơ chéo lớn.

Sâu : Gân cơ kết hợp với cung đùi.

So với thừng tinh.

Phân loại các nhóm phương pháp tái tạo thành bụng:

Thừng tinh nằm trước hai bình diện: Phương pháp Halssted...

Thừng tinh nằm giữa hai bình diện: Phương pháp Bassini, phương pháp Shouldice

Thừng tinh nằm sau hai bình diện:

Phương pháp Forgue.

Phương pháp Kimbarovski.

Phương pháp Spaxokukoski.

Vẽ hình các phương pháp.

Phẫu thuật nội soi: Được giới thiệu và ứng dụng từ 1977 bởi Ger - G có hai kỹ thuật cơ bản:

Khâu bít lỗ bẹn trong.

Đặt lưới chắn.

Lựa chọn và chỉ định các phương pháp tái tạo:

Hiện có hai xu hướng chính:

Bệnh nhân trẻ, khoẻ thành bụng chắc: Thoát vị chéo ngoài bẩm sinh, thường chọn phương pháp Forgue là đủ.

Người già yếu, thành bụng yếu, thường là thoát vị mắc phải:  Có thể lựa chọn các phương pháp sau:

Bassinin.

Shounldice.

Kimbarovski.

Spaxokukoski.

Với các phương pháp này tái tạo thành bụng:

Vững chắc hơn, ít tái phát.

Nhược điểm là khó làm hơn, sau mổ BN đau nhiều tại chỗ.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ BẸN

Thoát vị nghẹt

Thoát vị bị viêm: Tạng thoát vị có thể bị viêm từ phía da, phía túi hoặc từ tạng trong túi thoát vị.

Các loại viêm:

Viêm xuất tiết.

Viêm thanh tơ.

Viêm mủ.

Khi viêm các tạng trong túi thát vị như­ ruột thừa, phần phụ.. có thể chuyển sang viêm cả túi và toàn bộ khối thoát vị. Khi xảy ra thủng tạng thoát vị thì bệnh nhân đau dữ dội, nôn mửa, sốt cao, đau nhiều toàn bộ vùng tháot vị. Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật

Chấn th­ương khối thoát vị làm tổn thương tạng ở trong bao thoát vị

TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG SAU MỔ THOÁT VỊ BẸN

Có thể gặp ở các thì phẫu thuật

Khi mổ vào bao xơ thừng tinh

Tổn thương mạch máu.

Tổn thương tạng trong bao thoát vị.

Tổn thương mạch máu, thần kinh ống tinh  và tinh hoàn.

Khi tái tạo

Tổn thương mạch máu, thần kinh  vùng cung đùi.

Khâu vào ruột, bàng quang.

Nghẹt thừng tinh.

Biến chứng sau mổ

Biến chứng sớm:

Chảy máu.

Tụ huyết và dịch ở bìu.

Nhiễm khuẩn vết mổ.

Nghẹt tinh hoàn do nghẹt thừng tinh.

Biến chứng muộn:

Tái phát: Hay gặp ở người già, thoát vị mắc phải trực tiếp.

Teo tinh hoàn và giảm khả năng sinh dục do thiếu dưỡng, tổn thương.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top