✴️ Xạ trị trong điều trị ung thư: tổng quan và tác dụng phụ

Nội dung

Bức xạ ở khắp mọi nơi và chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày. Từ ánh sáng, nhiệt, sóng radio và sóng từ lò vi sóng, tất cả đều là những dạng của bức xạ. Mặt trời, điều khiển TV và thậm chí một số khoáng vật đều là những nguồn phát bức xạ. Bức xạ còn được dùng như một phương pháp trị liệu ung thư thông thường. Trên thực tế, hơn một nửa bệnh nhân ung thư trải qua xạ trị trong liệu trình điều trị. Những phương pháp điều trị này đều có một điểm chung: Dùng những bước sóng có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị tùy thuộc vào loại ung thư và tình trạng của từng bệnh nhân.

Thực tế, hầu hết bệnh nhân ung thư đều trải qua xạ trị trong liệu trình điều trị. Bức xạ có thể dùng độc lập như trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, hoặc dùng kết hợp với phẫu thuật và hóa trị như trong điều trị ung thư vú. Bác sĩ dùng phương pháp xạ trị để điều trị ung thư bởi vì nó có tác dụng thu nhỏ và phá hủy khối u mà không làm tổn hại nhiều đến các mô bình thường. Những bước sóng năng lượng cao đi xuyên qua cơ thể để đến tế bào ung thư. Tế bào ung thư phân chia nhanh hơn tế bào bình thường và không tuân theo sự điều khiển của cơ thể. Tuy nhiên nhưng tế bào ung thư này có thể bị phá hủy bởi bức xạ năng lượng cao. Chúng có thể bị phá hủy ngay lập tức hoặc vào lần phân bào tiếp theo. Tế bào ung thư bị phá hủy càng nhiều, khối u càng được thu nhỏ. Hầu hết những tế bào bình thường của cơ thể không bị phá hủy bởi xạ trị bởi vì chúng không phân bào và đồng thời, chúng có cơ chế tự sửa chữa.

Phân loại các phương pháp xạ trị

Nói một cách đơn giản, có 2 loại xạ trị: Xạ trị ngoài và xạ trị trong.

1. Xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài là dùng một máy X-quang hiện đại để chiếu tia X từ một nguồn bên ngoài vào cơ thể. Đây là cách điều trị phổ biến. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, ta cũng có thể sử dụng phương pháp xạ trị trong, phương pháp này còn được gọi là  xạ trị áp sát. Xạ trị trong là dùng chất có năng lượng phóng xạ đặt vị trí gần khối u hoặc thậm chí nằm trong khối u của cơ thể.

Quyết định phương pháp xạ trị tùy thuộc vào:

  • Loại ung thư
  • Vị trí của ung thư
  • Tình trạng ung thư di căn
  • Sức khỏe của bệnh nhân
  • Những liệu pháp điều trị hiện tại hoặc trong tương lai của bệnh nhân

 

Bức xạ dùng trong y học thường được phóng ra từ nguồn phóng xạ trong máy. Chiếc máy này phóng ra một chùm tia tập trung nhắm vào khối u. Bức xạ phát ra từ máy không thể nhìn thấy hay cảm nhận được. Trong đa số trường hợp, xạ trị  ngoài là phương pháp điều trị tại chỗ. Nó nhắm vào một vị trí xác định trong cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ sẽ giới hạn liệu pháp này sao cho bức xạ chỉ nhắm vào tế bào ung thư mà không tổn hại nhiều đến các tế bào bình thường xung quanh. Người ta sẽ đánh dấu vị trí trên da bằng một loại mực đặc biệt giữ cho con dấu không phải trong suốt liệu trình. Con dấu này giúp cho kỹ thuật viên xác định đúng tư thế của bệnh nhân và đảm bảo bức xạ chiếu đúng vào điểm mong muốn.

Bác sĩ chuyên xạ trị có vài dụng cụ để đảm bảo tính chính xác của tia X khi tiến hành điều trị. Một trong số đó là mặt nạ. Đây là một cái loại tấm chắn bằng nhựa bao bọc đầu bệnh nhân. Trong trường hợp những bệnh nhân có khối u ở miệng, chúng ta cần phải đảm bảo khối u ở một vị trí xác định và không đổi trong suốt liệu trình. Mặt nạ này chỉ dùng trong vài trường hợp, ở vài bệnh nhân và chỉ trong một thời gian ngắn tầm vài phút mỗi ngày. Một loại dụng cụ cố định khác là khuôn đúc. Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, chúng tôi sẽ đúc một cái khuôn cố định cho chân họ để đảm bảo vị trí của nó được cố định mỗi ngày. Những loại dụng cụ này chỉ dùng trong lúc điều trị và không hề gây đau đớn. Chúng có tác dụng tăng tính chính xác trong khi chiếu tia bức xạ.

Quy trình điều trị

Phương pháp bức xạ từ bên ngoài thường có liệu trình kéo dài khoảng 2 đến 10 tuần, với tần suất 5 lần một tuần: từ thứ hai tới thứ 6; tùy thuộc vào loại ung thư và vị trí khối u. Đôi khi tần suất có thể tăng lên 2 lần một ngày. Một quá trình điều trị thường mất chưa đến 1 tiếng nên bệnh nhân không nhất thiết phải nhập viện. Trước khi xạ trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ giới thiệu sau đó yêu cầu bệnh nhân thay sang áo choàng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được dẫn đến phòng điều trị và hướng dẫn các bước trị liệu.

2. Xạ trị trong

Xạ trị trong sử dụng bức xạ từ các nguồn phóng xạ nhỏ đặt bên trong cơ thể. Nguồn bức xạ có thể trông giống như một hạt giống nhỏ, một viên thuốc hoặc một sợi dây. Bác sĩ sẽ cấy ghép vào bên trong hoặc xung quanh khối u. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ gây mê bệnh nhân hoặc gây tê vùng cần thiết trong khi cấy ghép hệ thống phóng xạ. Mặc dù bức xạ gần tế bào đích và không phóng xa khỏi khu vực đó, một vài tế bào bình thường vẫn có thể bị phá hủy hoặc một số tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra.

Khi sử dụng liệu pháp xạ trị, trong một số trường hợp chúng tôi sẽ lắp đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn và nó sẽ tồn tại mãi mãi. Sau khi kết thúc,  nguồn bức xạ sẽ biến mất và những gì còn sót lại hoàn toàn vô hại với bệnh nhân.

Phương pháp xạ trị trong được sử dụng cho các bệnh ung thư cổ tử cung, vú, tuyến tiền liệt, túi mật, bàng quang, thực quản, mắt, phổi và một số loại ung thư khác. Mỗi liệu pháp xạ trị trong là khác nhau vì vậy mà việc đặt câu hỏi cho bất kỳ kế hoạch trị liệu nào đóng vai trò rất quan trọng.

Tác dụng phụ

Ở hầu hết các loại xạ trị, thì khu vực tiếp xúc với bức xạ đều được giới hạn tối đa, các tác dụng phụ có thể phụ thuộc vào khu vực đang được điều trị.

Bức xạ thường không gây đau đớn, nó chỉ giống như khi bạn chụp X quang ngực. Nhưng trong khi điều trị, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ chẳng hạn như khi chúng ta đang điều trị tuyến tiền liệt sẽ gây tình trạng đi tiểu hoặc đi vệ sinh thường xuyên hơn, cũng có thể gây mệt mỏi và đó chỉ là ảnh hưởng của sự tích tụ tia phóng xạ trong khu vực được điều trị.

Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm sự biến đổi ở da như ngứa, khô, phồng rộp hoặc phát ban. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi. Các tác dụng phụ thường sẽ biến mất trong vòng 4 đến 6 tuần sau kết thúc điều trị. Các tác dụng phụ ngắn hạn khác có thể xảy ra tùy thuộc vào khu vực được điều trị bao gồm tiêu chảy, rụng tóc ở vùng điều trị, khô miệng hoặc lở miệng, buồn nôn và nôn, mất khả năng kích thích tình dục, rối loạn cương dương, sưng khu vực đang được điều trị , các vấn đề về bàng quang như kích ứng bàng quang có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần.

Một số tác dụng phụ lâu dài tùy thuộc vào vùng bị điều trị có thể là vô sinh và các vấn đề về tình dục, phù bạch huyết hoặc sưng tay hoặc chân thường khi kết hợp với phẫu thuật và các vấn đề về cơ quan bao gồm đau, ung thư tái phát. Cho dù bạn đang điều trị xạ trị trong hay xạ trị ngoài, điều quan trọng là bạn phải thảo luận về kế hoạch điều trị với bác sĩ. Bạn nên hỏi bác sĩ về những khả năng có thể xảy ra, cách để chăm sóc bản thân thật tốt trong và sau khi thực hiện liệu pháp, những đề phòng cần thiết. Và cả những lợi ích và rủi ro khi điều trị.

Xem thêm: Phân biệt hóa trị và xạ trị

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top