Uống thật nhiều nước
Bạn nên uống khoảng 8-10 cốc nước (tương ứng 250ml từ 1-2 giờ) mỗi ngày sẽ giúp loãng đờm, tránh tình trạng tắc nghẽn và sung huyết. Bạn có thể dùng nước lọc hay nước chanh ấm pha một chút mật ong để uống hàng ngày, sẽ rất có lợi cho cổ họng bạn khi ho quá mức. Tuy nhiên tuyệt đối không nên uống rượu hoặc caffeine để làm kích thích niêm mạc phế quản gây ho nhiều hơn.
Nghỉ ngơi thật nhiều
Bạn nên giảm tải khối lượng công việc và nên ngủ càng nhiều càng tốt. Theo các bác sỹ chuyên khoa hô hấp, nếu bạn ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch. Còn nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể bạn sẽ không đủ sức đề kháng để chống lại được virus gây viêm phế quản đâu!
Máy tạo độ ẩm giúp nới lỏng chất nhầy trong đường thở
Bật độ ẩm vào ban đêm và hít thở không khí ấm áp sẽ giúp nới lỏng chất nhầy trong đường thở, giảm triệu chứng ho cho người bệnh. Tuy nhiên, hãy chú ý tới vệ sinh máy giữ độ ẩm dựa trên hướng dẫn sử dụng vì có thể vi khuẩn, nấm ẩn chứa bên trong máy gây phức tạp trong quá trình chữa viêm phế quản.
Nếu bạn không có điều kiện sở hữu một máy tạo độ ẩm thì ngồi trong phòng tắm khép kín với hơi nước nóng tỏa ra khoảng 30 phút cũng là phương pháp hữu hiệu có tác dụng tương tự như hơi ẩm sản xuất của máy.
Tránh tiếp xúc với những yếu tố gây hại
Bạn nên tránh xa các yếu tố ô nhiễm môi trường, không khí lạnh vì nó có thể làm tăng những triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp. Bên cạnh đó, ngưng hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc sẽ giúp giảm khả năng phát triển bệnh thành viêm phế quản mạn tính.
Bạn hãy nhớ luôn mang khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường, tiếp xúc với sơn, chất tẩy rửa gia dụng, nước hoa, phấn hoa.
Uống thuốc ho khi thật cần thiết
Ho là phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể nhằm loại bỏ những dị vật ảnh hưởng đến đường thở. Nếu bạn dùng thuốc ho sẽ ngăn chặn chất nhầy gây nhiễm trùng hô hấp thêm. Vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc ho nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc giảm đau
Một số bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp có thể có triệu chứng đau tức ngực và khó thở. Lúc này, bạn thuốc giảm đau sẽ mang lại hiệu quả. Lưu ý, thuốc giảm đau không có tác dụng chữa viêm phế quản và không nên dùng aspirin hoặc acetaminophen nếu bạn đang dùng thuốc ho có chứa thành phần giảm đau trong đó. Khi sử dụng thuốc bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thảo dược như tỏi, gừng,…
Tỏi, gừng tươi, mật ong hoặc chanh đào ngâm đường phèn và mật ong là phương pháp dân gian chữa viêm phế quản đặc hiệu. Bạn nên tìm hiểu và áp dụng điều trị viêm phế quản cấp cho mình bằng những liệu pháp tự nhiên để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh