✴️ Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Nội dung

Lối sống

Một số thói quen lối sống có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm vi-rút HPV và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nếu bạn đã bị nhiễm vi-rút.

Bạn tình

Quan hệ tình dục với nhiều đối tác khác nhau làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tất nhiên, có thể bị nhiễm vi-rút ngay cả khi bạn chỉ có một đối tác nếu họ đã tiếp xúc với vi-rút bởi các đối tác khác.

Hầu hết, phụ nữ không biết rằng họ bị nhiễm vi-rút cho đến khi phát hiện ra những thay đổi ở cổ tử cung và đàn ông thường không biết rằng họ có mang vi-rút. Đó chỉ là một lý do tại sao kiểm tra sức khỏe thường xuyên có vai trò quan trọng.

Sử dụng bao cao su

Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách có thể giúp ngăn ngừa nhiễm HPV. Do vi-rút lây lan qua sự tiếp xúc giữa da với da của bộ phận sinh dục, bao cao su có thể làm giảm khả năng lây nhiễm bằng cách thêm một hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên bao cao su không đảm bảo hoàn toàn chống lại vi-rút, vì tiếp xúc với vi-rút vẫn có thể xảy ra ngay cả khi sử dụng.

Ngưng hút thuốc

Không hút thuốc làm giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, mặc dù hút thuốc không liên quan đến việc bạn có bị nhiễm virut HPV hay không. Hút thuốc, có liên quan đến nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng gấp 14 lần, tăng tốc độ loạn sản cổ tử cung (tế bào tiền ung thư) ở những phụ nữ bị nhiễm virut HPV. Hút thuốc cũng làm suy giảm chức năng miễn dịch toàn diện khiến khả năng chống lại các loại vi-rút như HPV, cũng như ung thư bị suy giảm.

     

Ăn uống phù hợp

Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây và rau quả, duy trì cân nặng khỏe mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Điều này có thể là do một lối sống lành mạnh tối ưu hóa chức năng hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của những thay đổi gây ra ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, một nghiên cứu từ Nam Mỹ cho rằng chất curcumin, một loại gia vị có đặc tính chống oxy hóa, có thể cho thấy khả năng ức chế ung thư cổ tử cung. Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên mà chúng ta có được từ một số loại thực phẩm (đặc biệt là trái cây và rau quả) giúp chống lại các bệnh như ung thư.

Vắc xin

Nhiễm vi-rút HPV 16 và 18 chiếm khoảng 70% của tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung, cũng như tỷ lệ cao của ung thư hậu môn, dương vật, vùng đầu và cổ. 20% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến HPV 31, 33, 34, 45, 52 và 58. Các chủng HPV nguy cơ thấp như HPV 6 và 11 thường không gây ung thư nhưng có thể dẫn đến sự phát triển của mụn cóc sinh dục .

Vắc-xin chống lại HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 được khuyến nghị cho những người trong độ tuổi từ 9 đến 45 chưa bắt đầu hoạt động tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng mới và lây lan HPV. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm vắc-xin nếu bạn có quan hệ tình dục ở độ tuổi này mà chưa bị nhiễm HPV.

Vắc-xin được tiêm dưới dạng một loạt hai hoặc ba mũi trong suốt 06 đến 12 tháng được tiêm vào cơ đùi hoặc cánh tay.

     tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung

Kiểm tra và sàng lọc

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng ngứa, chảy máu hoặc khó chịu của khu vực âm đạo, hãy thông báo những vấn đề này với bác sĩ. Đây có thể là những dấu hiệu sớm của HPV, ung thư cổ tử cung hoặc một bệnh hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tất nhiên, đi khám sức khoẻ tổng quát định kỳ rất quan trọng ngay cả khi bạn không có các triệu chứng như vậy.

Pap smear là một xét nghiệm sàng lọc có thể phát hiện phần lớn các thay đổi cổ tử cung liên quan đến sự phát triển của ung thư, cho phép điều trị sớm hơn khi tỷ lệ thành công cao hơn. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào trong khi khám phụ khoa bằng cách sử dụng một bàn chải nhỏ. Xét nghiệm hơi khó chịu nhưng không cần gây mê. Bạn có thể bị chảy máu nhẹ trong vài phút cho đến vài giờ tuy nhiên tình trạng này không kéo dài hoặc đau dai dẳng.

Mẫu này được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sự bất thường về kích thước, hình dạng và tổ chức của các tế bào của cổ tử cung. Những bất thường không phải là ung thư thường được mô tả là loạn sản cổ tử cung.

Một phết tế bào Pap được khuyên kiểm tra ba năm một lần đối với phụ nữ từ 20 đến 29 tuổi và cứ sau 5 năm đối với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi.

Xem thêm: Chỉ tiêm một mũi vắc xin có ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top