✴️ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

Nội dung

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí ở phổi làm gia tăng lượng khí trong phổi và khiến bệnh nhân khó thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại với hệ hô hấp như: Khói thuốc lá, khí thải xe, ô nhiễm môi trường. Khi bố bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì các phế nang trong phổi đã bị căng giãn ra, vì thế dù có điều trị thì các phế nang đã bị căng giãn cũng không thể trở lại như ban đầu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm do bệnh diễn tiến âm thầm. Hầu hết các bệnh nhân thường đến khám bác sỹ khi bệnh đã nặng, chức năng hô hấp đã kém đi.

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người bệnh cần bỏ thuốc lá hoàn toàn

Khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau: Thuốc giãn phế quản, glucocorticoid, long đờm và oxygen,.. tùy vào tình trạng tiến triển của bệnh và khả năng thích ứng thuốc của người bệnh mà bác sĩ chỉ định liều lượng khác nhau.

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ như: bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc để tránh việc tế bào của niêm mạc phế quản bị tổn thương; tiêm vaccine cúm đầy đủ để tránh các đợt bội nhiễm từ đó ngăn ngừa được đợt cấp của bệnh…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top