✴️ Bệnh viêm phế quản cấp tính: triệu chứng khó chịu như ho kéo dài

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp tính

Bệnh viêm phế quản cấp gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, phần lớn nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp là do virus. Các loại virus thường gặp gây viêm phế quản cấp như: virus cúm gia cầm (H5N1), virus cúm, virus gây bệnh SARS… Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như sưng, tiết dịch. Đây là hậu quả của việc chống lại sự nhiễm khuẩn của cơ thể. Vì vậy, cơ thể cần có thời gian để làm lành các tổn thương ở phế quản và tiêu diệt virus.
Ngoài ra, những người hít phải khí độc như clo, SO2, amoniac, hơi độc do chiến tranh, khói cháy nhà đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp tính cao

2. Triệu chứng

Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể xuất hiện nhanh và mạnh mẽ khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây hại với nồng độ cao như không khí amoniac, acid. khí ô nhiễm, …. Đối với những người nghiện thuốc lá thì khả năng bị viêm phế quản cấp rất cao.
Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh viêm phế quản cấp xuất hiện một cách từ từ khi tiếp xúc với siêu vi (virus). Các biểu hiện khi tiếp xúc với siêu vi như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi,…

3. Phương pháp điều trị

Người bị viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị đúng phương pháp thường chỉ  sau 5 – 10 ngày sẽ hết bệnh, trường hợp những bệnh nhân bị thêm cả ho khan thì sau khoảng 10 ngày sẽ khỏi hẳn.

Nếu sau 10 ngày mà tình trạng của bệnh không giảm đi như còn sốt, khạc đờm… thì bạn cần tái khám và làm các xét nghiệm để thăm dò nguyên nhân và hướng điều trị cho người bệnh.

Người bệnh viêm phế quản cấp tính cần tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh khói thuốc

Lưu ý trong sinh hoạt tránh bị tái nhiễm viêm phế quản cấp tính?

Bệnh viêm phế quản cấp tính không khó chữa, tuy nhiên nếu người bệnh không nghiêm túc và kiên trì điều trị bệnh lại có khả năng tái phát rất cao, vì vậy người bệnh cần lưu ý:

  • Không hút thuốc, không dùng các chất kích thích như rượu bia và các tác nhân ô nhiễm như khói bụi, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh, hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân xấu từ môi trường như khí bụi,..

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là phần cổ và ngực

  • Không ăn thực phẩm lạnh, đồ ăn lạnh như kem, đá

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5lít/ngày

  • Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như ho, đờm đặc,… cần đi chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top