✴️ Các phương pháp điều trị áp xe phổi

Nội dung

Áp-xe phổi là một viêm nhiễm cấp tính gây hoại tử ở nhu mô phổi, tạo nên một hay nhiều hang chứa mủ. Áp xe phổi do các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và nhiều tác nhân khác gây nên. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. 

Áp-xe phổi là một viêm nhiễm cấp tính gây hoại tử ở nhu mô phổi, tạo nên một hay nhiều hang chứa mủ.

Áp-xe phổi là một viêm nhiễm cấp tính gây hoại tử ở nhu mô phổi, tạo nên một hay nhiều hang chứa mủ.


Dưới đây là những phương pháp điều trị áp-xe phổi

Nguyên tắc điều trị

Khi điều trị áp-xe phổi cần  tuân thủ nguyên tắc:

– Dùng kháng sinh liều cao phối hợp, dựa vào kháng sinh đồ, điều trị theo nguyên nhân.

– Điều trị triệu chứng và biến chứng (nếu có).

Có 2 phương pháp điều trị áp xe phổi đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa:

Điều trị nội khoa

– Dùng kháng sinh liều cao phối hợp với kháng sinh đồ. Nếu không làm được kháng sinh đồ thì chọn: Penicillin 5 – 10 triệu đơn vị/24h tiêm bắp, truyền tĩnh mạch. Hoặc Cephalosporin thế hệ mới như Cefotaxim 2-4g/24h kết hợp với Gentainycin 160mg/24h. Cần điều trị đến khi hết triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X quang chỉ còn những dải mờ nhỏ.

Điều trị áp xe phổi có 2 phương pháp: điều trị nội khoa và ngoại khoa

Điều trị áp xe phổi có 2 phương pháp: điều trị nội khoa và ngoại khoa


– Dẫn lưu tư thế: Áp dụng cho bệnh nhân nằm ở tư thế thích hợp (chẳng hạn: ổ áp xe ở đỉnh phổi phải thì cho bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, đầu cao, áp xe thùy đáy thì bệnh nhân cần nằm đầu dốc xuống, bụng gập vào thành giương). Kết hợp với gõ, lắc, rung lồng ngực.

– Thuốc long đờm: Acemuc 4-6 gói/24h. Natribenzoat: 4-6g/24h.

  • Áp dụng phương pháp soi hút phế quản chỉ áp dụng khi tắc phế quản do dị vật hoặc mủ không thoát ra được.
  • Chọc hút mủ qua thành ngực nếu ổ áp xe ở gần thành ngực.
  • Điều trị đặc hiệu: cho Emetyl, Flagyl trong áp xe do amíp.

– Nếu áp xe phổi do tắc mạch nhiễm khuẩn: cần trích rạch ổ nhiễm khuẩn bên ngoài.

  • Điều trị theo triệu chứng: giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol 0,5 – lg/24h. Nếu điều trị không đỡ thì cần phải chuyển tuyến trên kịp thời.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi áp xe phổi

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi áp xe phổi


Điều trị ngoại khoa

Có thể cắt thùy phổi, lá phổi.

Người áp-xe phổi được chỉ định điều trị ngoại khoa khi:

– Áp xe phổi mạn tính.

– Ho ra máu tái phát nhiều lần và nặng.

– Áp xe phổi phối hợp với giãn phế quản.

– Ung thư phổi áp xe hóa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top