Đau đầu hồi ứng hay đau đầu do lạm dụng thuốc, xảy ra khi một người dùng một số loại thuốc quá thường xuyên. Mặc dù việc sử dụng thuốc giảm đau có thể làm dịu những cơn đau đầu này, nhưng chúng thường tái phát trở lại. Để tránh những cơn đau đầu bùng phát trở lại, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các loại thuốc giảm đau.
Đau đầu hồi ứng là tình trạng một người bị đau đầu sau khi tác dụng giảm đau của thuốc hết tác dụng. Việc ngừng sử dụng các loại thuốc hoặc một số chất, chẳng hạn như caffeine, cũng có thể gây ra cơn đau đầu tái phát.
Theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế (IHS), tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu tái phát là những người bao gồm:
Định nghĩa “lạm dụng” tùy thuộc vào loại thuốc đau đầu mà họ đang dùng, với thời gian sử dụng kéo dài từ 10 – 15 ngày hoặc hơn trong 1 tháng và vượt quá ngưỡng khuyến nghị của bác sĩ điều trị.
Các triệu chứng của cơn đau đầu tái phát có thể khác nhau giữa từng người, nhưng có thể bao gồm:
Việc dùng thuốc giảm đau đầu có thể làm dịu cơn đau đầu. Tuy nhiên, chúng sẽ trở lại khi thuốc hết tác dụng. Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS) Hoa Kỳ cho biết rằng thời gian giảm đau của thuốc sẽ dần dần trở nên ngắn hơn, đồng thời các cơn đau đầu sẽ xuất hiện với tần suất lớn hơn. Điều này này dẫn đến việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên hơn để giải quyết cơn đau đầu, và chu kỳ này vẫn tiếp tục.
Theo NINDS, những người dùng thuốc giảm đau đầu thường xuyên hơn ba lần một tuần có nguy cơ bị đau đầu tái phát.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đau đầu do lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến 5% dân số và là rối loạn đau đầu thứ phát phổ biến nhất. Tình trạng này đặc biệt phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi 30–50.
Đau đầu tái phát ảnh hưởng đến những người bị rối loạn đau đầu trước đó, chẳng hạn như chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng. Cũng có một số bằng chứng cho thấy chúng xảy ra thường xuyên hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn sử dụng chất kích thích và những người được chẩn đoán rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ mối liên hệ là nhân quả hay một tác động khác của chứng đau đầu hồi ứng.
Nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây đau đầu hồi ứng. Chúng có thể bao gồm cả thuốc kê đơn đến thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Một số có thể khiến cơn đau đầu hồi ứng xảy ra nhanh hơn những loại thuốc khác.
Ví dụ một số loại thuốc như opioid, có thể khiến người sử dụng có khó ngưng dùng thuốc hơn. Một số loại thuốc thông dụng trong trường hợp này bao gồm:
Mục tiêu chính trong điều trị chứng đau đầu tái phát bao gồm:
Đau đầu hồi ứng thường sẽ biến thành đau đầu “bình thường” trong vòng hai tháng.
Do đó, ngừng sử dụng các loại thuốc giảm đau là cách điều trị thông thường đối với chứng đau đầu do lạm dụng thuốc.
Các chuyên gia y tế thường sẽ khuyến nghị ngừng đột ngột các loại thuốc này đối với những người lạm dụng thuốc giảm đau, ergotamine hoặc triptan.
Đối với việc lạm dụng opioid, benzodiazepine hoặc barbiturat, các chuyên gia y tế thường khuyến nghị việc giảm từ từ lượng thuốc đang dùng để tránh các triệu chứng cai nghiện nghiêm trọng.
Theo Hiệp hội Nghiên cứu về Đau đầu của Anh (BASH), một người có thể bị đau đầu khi cai thuốc từ 2–10 ngày sau khi ngừng thuốc gây ra cơn đau đầu tái phát. BASH cũng nói rằng việc cải thiện hoàn toàn có thể mất đến 12 tuần.
Các nghiên cứu khác nhau ước tính tỷ lệ tái phát đối với những người được điều trị chứng đau đầu tái phát ở bất kỳ đâu từ 14–40%. Sự khác biệt này có thể do nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác nhau.
Càng ít sử dụng thuốc giảm đau để điều trị cơn đau đầu khi chúng xảy ra, thì càng ít có nguy cơ bị đau đầu tái phát. Nếu cần sử dụng thuốc giảm đau đầu, nên đảm bảo rằng tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ điều trị.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau đầu hồi ứng là điều trị chứng đau đầu mạn tính bằng thuốc phòng ngừa. Kế hoạch điều trị này giúp ngăn chặn cơn đau đầu trước khi chúng xảy ra, giảm sự phụ thuộc đối với các loại thuốc giảm đau có thể gây đau đầu tái phát.
Ngoài ra, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và các vấn đề về thận.
Một số loại thuốc không kê đơn có thể gây ra vấn đề khi sử dụng lâu dài bao gồm aspirin, acetaminophen và ibuprofen. NSAID cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ ở một người.
Sử dụng quá nhiều thuốc để điều trị đau đầu có thể gây ra các cơn đau đầu hồi ứng. Điều này không chỉ làm tăng số lượng cơn đau đầu ban đầu mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài.
Đau đầu hồi ứng rất khó điều trị thành công vì tỷ lệ cao những người được điều trị vẫn tiếp tục tái phát các cơn đau đầu sau đó. Vì vậy, việc ngăn ngừa cơn đau đầu hồi ứng trong giai đoạn đầu là điều cần thiết. Tốt nhất, nên nói chuyện với bác sĩ để có những biện pháp giúp dự phòng phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh