Thông thường, khi bị giãn phế quản, người bệnh sẽ có biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường hơi sốt hoặc có thể sốt cao trên 39 độ C. Người bệnh ho khan, ho từng cơn, nhức đầu, mệt mỏi cơ thể. Cảm giác rát bỏng và đau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho.
Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 4 ngày thì chuyển sang ho kèm đờm xanh. Người bệnh có cảm giác khó thở nhẹ, đau rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi mất hẳn. Đờm đôi khi có mùi hôi, đờm mũi nhày, đờm mủ đặc. Tuy nhiên có những thể khô, không khạc đờm.
Ở giai đoạn này đờm mủ xuất tiết nhiều, ho ra máu. Ngoài ra bệnh nhân thường bị viêm phổi tái đi tái lại, có thể sụt cân, thiếu máu.
1. Vậy phòng giãn phế quản như thế nào?
Các triệu chứng của giãn phế quản sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vì thế cách phòng giãn phế quản tốt nhất là căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh.
– Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp, vệ sinh mũi họng thường xuyên. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn phế quản cần được điều trị triệt để.
– Cần phát hiện sớm và điều trị tốt các bệnh cúm, sởi, ho gà khi còn nhỏ. Điều trị tốt các bệnh đường hô hấp trên như: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, điều trị tốt lao phổi như lao sơ nhiễm, lao thâm nhiễm, lao phế quản.
– Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch
– Khi ho dai dẳng và có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh giãn phế quản cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
2. Làm gì khi mắc giãn phế quản?
Nếu bị giãn phế quản, người bệnh cần tới trực tiếp các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh.
Giãn phế quản có thể khắc phục và không để lại di chứng nếu được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc một cách đúng mức. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ điều trị của thầy thuốc thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, yên tĩnh và chăm sóc đúng cách.
Bên cạnh đó, người bệnh cần nằm nghỉ ở tư thế nằm ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thương đường hô hấp. Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, tránh gió lùa.
Người bệnh cần ăn uống đủ năng lượng giàu vitamin nhiều sinh tố giúp nâng cao sức đề kháng. Đồng thời thường xuyên vận động, hít thở không khí trong lành, tránh các yếu tố làm bệnh tái phát hoặc tiến triển như khói thuốc lá, mùi hóa chất độc hại, khói bếp…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh