✴️ Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nội dung

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường khiến cha mẹ lo lắng. Vậy, trào ngược dạ dày thực quả ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

 

Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quả ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Do dạ dày của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định.

  • Do đắc tính thức ăn của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thức ăn lỏng dễ dàng lọt ra ngoài khi chỉ xuất hiện một khe hở nhỏ. Trẻ uống sữa công thức có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản cao hơn trẻ bú sữa mẹ.

  • Do tư thế bú của trẻ không đúng.

  • Do các bệnh lý  như dị ứng đạm sữa bò, bại não, nhiễm trùng toàn thân, viêm dạ dày,… ảnh hưởng đến chức co bóp hay tiêu hóa của dạ dày, ruột.

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Để biết chính xác nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

 

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là trào ngược sinh lý, không gây nguy hiểm. Hiện tượng trào ngược sẽ được cải thiện và biến mất khi trẻ lớn dần lên, điều chỉnh tư thế bú, chế độ ăn chuyển dần từ lỏng sang đặc… Tuy nhiên, các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những trường hợp này cần đến sự can thiệp y tế sớm và đúng cách. Cha mẹ cần cho trẻ đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây trào ngược. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

Các bác sĩ tiêu hóa khuyến cáo, nếu trẻ không tăng cân, gầy xanh; nôn trớ mạnh, bắn ra miệng hoặc sặc lên mũi; thường xuyên trớ sau khi ăn; trớ chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng; trớ máu hoặc trông giống như bã cà phê; có máu trong phân; có dấu hiệu khác như sốt, tiêu chảy, khó thở; cắt đầu nôn mửa ở độ tuổi 6 tháng tuổi trở lên… cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top