✴️ Vắc-xin lao tiêm tĩnh mạch giúp tăng hiệu quả

Nội dung

Các thí nghiệm trên khỉ cho thấy việc tiêm tĩnh mạch vắc-xin hiện có mang lại kết quả đáng kinh ngạc giúp chống lại bệnh lao. Trên thế giới, bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong do nhiễm trùng, xếp cao hơn HIV và AIDS.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh lao năm 2018.

Mặc dù hầu hết các trường hợp này có xu hướng diễn ra ở Đông Nam Á và Châu Phi, tình trạng lao kháng thuốc là một "mối đe dọa sức khỏe cộng đồng" trên toàn thế giới. Hiện tại chỉ có một loại vắc-xin được gọi là trực khuẩn Calmette Guérin được tiêm trực tiếp dưới da. Tuy nhiên với liệu pháp này, hiệu quả của vắc-xin thay đổi đáng kể ở mỗi người.

Các nghiên cứu mới gần đây cho thấy, việc tiêm vắc-xin tiêm tĩnh mạch có thể cải thiện đáng kể hiệu quả.

JoAnne Flynn là tiến sĩ, giáo sư về vi trùng học và di truyền học phân tử tại Trung tâm Nghiên cứu Vắc xin của Đại học Pittsburgh ở Pennsylvania đã có nghiên cứu mới cùng với Tiến sĩ Robert Seder từ Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia tại Bethesda, MD. Flynn và các đồng nghiệp đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Nature.

Tầm quan trọng của tế bào T đối với miễn dịch lao

Như các tác giả giải thích trong bài báo rằng việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm trùng lao đòi hỏi phải miễn dịch tế bào T. Tế bào T là tế bào miễn dịch bạch cầu còn được gọi là tế bào lympho.

Một trong những thách thức lớn của việc tạo ra một loại vắc-xin hiệu quả là kích hoạt và duy trì phản ứng của tế bào T trong phổi để kiểm soát nhiễm trùng đồng thời kích hoạt các tế bào ghi nhớ có thể tăng cường ở mô phổi.

Các tác giả giải thích với việc tiêm vắc-xin Calmette Guérin trực tiếp vào da không tạo ra nhiều tế bào T ghi nhớ trong phổi.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước đây ở các loài linh trưởng khác đã chỉ ra rằng tiêm vắc-xin tiêm tĩnh mạch giúp chúng hiệu quả hơn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng một liều đủ cao vắc-xin Calmette Guérin tiêm tĩnh mạch sẽ giải quyết được vấn đề này.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu kiểm tra giả thuyết của mình và tìm ra cách kích hoạt đủ số lượng tế bào T có thể bảo vệ chống lại lao ở khỉ dễ bị nhiễm trùng.

Giảm 100.000 lần nguy cơ mắc phải

Các nhà nghiên cứu đã chia những con khỉ thành 6 nhóm:

  • Nhóm khỉ không được tiêm vắc-xin,

  • Nhóm khỉ được tiêm thuốc theo phương pháp thông thường,

  • Nhóm khỉ đã được tiêm liều mạnh hơn nhưng theo cách tiêm thông thường,

  • Nhóm khỉ được nhận vắc-xin dưới dạng khí dung,

  • Nhóm khỉ được tiêm thuốc cộng với vắc-xin dạng khí dung,

  • Nhóm khỉ có liều BCG mạnh hơn nhưng chỉ trong một lần tiêm tĩnh mạch.

Sau 6 tháng, các nhà khoa học đã phơi nhiễm những con khỉ với vi khuẩn lao. Kết quả là phần lớn những con khỉ bị viêm phổi.

     Vắc-xin BCG

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và tiến trình của bệnh trong số các nhóm khỉ khác nhau.

Trong tất cả các nhóm, những con khỉ được tiêm vắc-xin đường tĩnh mạch có khả năng bảo vệ chống lại vi khuẩn lao cao nhất. Hầu như không có vi khuẩn lao trong phổi của những con khỉ này, trong khi những con khỉ đã được tiêm vắc-xin theo cách thông thường có hầu như có số lượng vi khuẩn tương tự như những con khỉ không được tiêm phòng.

Flynn nói: “Kết quả thật tuyệt vời". Khi so sánh phổi của động vật được tiêm vắc-xin đường tĩnh mạch so với đường thông thường, chúng tôi thấy nguy cơ mắc phải giảm đến 100.000 lần. Có tới 9 trên 10 con khỉ không bị lao trong phổi."

"Lý do đường truyền tĩnh mạch rất hiệu quả là vì vắc-xin di chuyển nhanh qua máu đến phổi, các hạch bạch huyết và lá lách, đồng thời kích hoạt các tế bào T tiêu diệt vi khuẩn."

Sự thay đổi hình thức đối với vắc-xin lao

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phản ứng của tế bào T trong phổi của những con khỉ đã được tiêm vắc-xin tĩnh mạch hoạt động mạnh hơn nhiều so với các nhóm khác. Họ cũng cho biết rằng các tế bào T có số lượng nhiều hơn ở những con khỉ này, đặc biệt là ở thùy nhu mô phổi.

Các vật chủ được tiêm tĩnh mạch gây ra nhiều phản ứng tế bào T CD4 và CD8 trong máu, lách, dịch phế quản và hạch bạch huyết phổi.

Trước khi áp dụng ở người, các nhà khoa học cần tiến hành nhiều thử nghiệm khác để đánh giá tính an toàn và tính thực tế của loại vắc-xin này.

Flynn nói "Sẽ còn lâu mới kiểm nghiệm được đầy đủ tác dụng toàn diện của phương pháp này. Nhưng cuối cùng hy vọng sẽ thử nghiệm và áp dụng rộng rãi trên người".

Cho đến lúc đó, nghiên cứu sẽ đánh dấu sự thay đổi hình thức trong cách phát triển vắc-xin lao để ngăn ngừa thời gian ủ bệnh cũng như mức độ hoạt động và lây truyền bệnh lao.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top