Viêm đường hô hấp cấp tính là một căn bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Bệnh thường ảnh hưởng đến đường hô hấp trên (mũi, xoang, hầu – họng, thanh quản) hoặc đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản, các phế nang).
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính: Ai cũng có khả năng mắc phải bệnh viêm đường hô hấp cấp tính bởi vì việc phòng tránh tiếp xúc với các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh là một điều tương đối bất khả thi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi vì hệ miễn dịch của họ thường dễ bị virus tấn công.
Viêm đường hô hấp cấp tính thường khá nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em, người lớn tuổi và những người mắc phải các chứng rối loạn hệ miễn dịch.
Các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường khác nhau và tùy thuộc vào việc bạn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay dưới. Những triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:
Tắc nghẽn ở các xoang mũi hoặc ở phổi
Chảy nước mũi
Ho
Đau cổ họng
Đau nhức toàn thân
Mệt mỏi
Sốt cao trên 39˚C và ớn lạnh
Chóng mặt, khó thở
Ngất xỉu
Viêm họng cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính
Cảm lạnh
Viêm tiểu phế quản.
Viêm đường hô hấp cấp tính chủ yếu là do virus gây ra. Do đó, hầu hết các phương pháp điều trị bệnh đều tập trung vào việc điều trị các triệu chứng.
Nếu tình trạng viêm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh để điều trị.
Để chẩn đoán bệnh phát hiện ra những âm thanh bất thường trong phổi khi bạn thở. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ quan sát kỹ lưỡng mũi, tai và cổ họng của bạn. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang hoặc CT để kiểm tra tình trạng phổi.
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi cũng đem lại nhiều lợi ích cho việc chẩn đoán bệnh.Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu đờm sau khi ho của bạn để tiến hành xét nghiệm, xác định loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp như thế nào:
Bệnh chủ yếu do virus gây bệnh nên các phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị nguyên nhân. Các thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tại chỗ, nâng cao sức đề kháng cho bé. Khi bé có diễn tiến nặng hay bội nhễm bác sỹ sẽ tùy từng trường hợp sẽ điều trị cho các bé.
Các biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu cho trẻ nhỏ:
Tất cả những cách dự phòng trên, tuy đơn giản nhưng giúp phòng tránh tốt với những bệnh về hệ hô hấp cho các bé. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh