Viêm phổi là gì? Cách nhận biết và phân biệt các dạng viêm phổi

Nội dung

1. Viêm phổi là gì?

Người bệnh viêm phổi thường ho tăng về đêm

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây ra như vi khuẩn, virus và ký sinh.

Viêm phổi có triệu chứng khởi phát như cảm cúm thông thường, vì vậy nhiều người thường  nhầm tưởng bệnh với những bệnh lý hô hấp thông thường.

 

2. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh viêm phổi

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi như:  sốt, người ớn lạnh, ho, nôn mửa, thở nhanh bất thường, khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, đau bụng, đối với trẻ em thường có dấu hiệu biếng ăn, bú kém, thậm chí nếu bệnh nặng trẻ có thể xuất hiện xanh hoặc xám môi và móng tay.

Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân, và các nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ dẫn đến các triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Nếu người bệnh viêm phổi là do vi khuẩn, thường sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường.

Trường hợp bị viêm phổi do virus, các triệu chứng thường xảy ra một cách từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Thường xuyên xuất hiện triệu chứng thở khò khè

Viêm phổi khiến người bệnh mệt mỏi với các triệu chứng như khó thở

Còn đối với những trường hợp viêm phổi do vi trùng. Đặc biệt, ở những trẻ lớn tuổi và thiếu niên thường gây đau họng và nhức đầu, kèm theo đó là các triệu chứng thường thấy khác  của viêm phổi như sốt, ho và đau tức ngực.

 

3. Phân biệt các dạng viêm phổi

Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh.  Tuy nhiên, phần lớn trường hợp viêm phổi là do virus. Và tùy thuộc vào nhóm nguyên nhân gây bệnh, bệnh sẽ có thời gian tiển triển khác nhau và thời gian điều trị cũng khác. Cụ thể:

  • Thời gian ủ bệnh do nhiễm vi khuẩn là từ 4-6 ngày, do virus cúm là từ 18 đến 72 giờ.
  • Thời gian điều trị bệnh viêm phổi do virus thường kéo dài lâu hơn so với viêm phổi do vi khuẩn, nếu viêm phổi do vi khuẩn thường có thể chữa khỏi trong khoảng từ 1 đến 2 tuần.

Bệnh viêm phổi thường lây lan qua chất dịch từ mũi hoặc miệng người bệnh, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua dùng chung các vật dụng  như ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không dùng chung các vật dụng với người bệnh, điều trị dứt điểm khi bị nhiễm đường hô hấp trên. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top