10 tình trạng run người thường gặp

10 dạng run người thường gặp

- Run khi nghỉ ngơi: Đây là dạng run thường thấy ở người bệnh Parkinson, xảy ra khi tay chân ở trạng thái nghỉ và biến mất khi người bệnh cử động. Tình trạng run thường trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi người bệnh thấy căng thẳng, lo lắng.

- Run khi vận động: Xảy ra khi một chi hoặc một bộ phận cơ thể đang cử động.

- Run tư thế: Tình trạng run xảy ra khi người bệnh duy trì một tư thế nhất định, ví dụ như duỗi thẳng cánh tay ra phía trước.

- Run “động” (kinetic tremors): Xảy ra khi người bệnh cử động tay hoặc một bộ phận nào đó bị thương tổn.

- Run ý định (intention tremors): Cơn run tăng lên khi được yêu cầu đưa các chi về phía một vị trí nhất định trên cơ thể.

- Run với nhiệm vụ cụ thể (task-specific tremor): Chỉ xảy ra khi thực hiện một nhiệm vụ, hoạt động cụ thể (ví dụ như viết, vẽ).

- Run loạn trương lực vô căn: Thường kèm theo chứng loạn trương lực cơ (co thắt cơ) và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể như tay, đầu, đôi khi là cả giọng nói.

- Run vô căn là tình trạng run mạn tính, tiến triển chậm, phổ biến gấp 8 - 10 lần so với bệnh Parkinson. Run vô căn thường có tính chất di truyền trong gia đình. Cơn run cũng ảnh hưởng chủ yếu tới bàn tay, cánh tay và thường giảm run trong khi ngủ.

- Run thế đứng (orthostatic tremor): Ảnh hưởng tới một hoặc nhiều bộ phận cơ thể khi đứng, đi lại hoặc thực hiện các cử động khác. Cơn run dạng này có thể gây kiệt sức và đau đớn.

- Loạn trương lực cơ (co thắt cơ): Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, não bộ có thể gửi các tín hiệu điện bị lỗi tới các cơ, gây ra tình trạng co thắt cơ đau đớn. Tình trạng này khiến người bệnh thực hiện các cử động lặp đi lặp lại, vặn vẹo, hoặc phải giữ cơ thể ở các tư thế bất thường.

 

Những nguyên nhân nào có thể gây run?

Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị run người mà không có nguyên nhân. Tình trạng này còn được gọi là run vô căn. Ngoài ra, các vấn đề về thần kinh có thể ảnh hưởng tới não bộ, từ đó gây ra chứng run người như:

- Đa xơ cứng (căn bệnh ảnh hưởng tới não và cột sống).

- Đột quỵ (tổn thương não do gián đoạn lưu thông máu).

- Chấn thương sọ não, thường là do tai nạn.

- Bệnh Parkinson (căn bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến khả năng vận động).

- Rối loạn chuyển động.

Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể dẫn tới tình trạng run người, ví dụ như:

- Vấn đề tâm lý: Trầm cảm, căng thẳng quá mức, rối loạn lo âu.

- Cường giáp (cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp).

- Người bệnh bị suy gan hoặc thận.

- Uống quá nhiều rượu bia.

- Ngộ độc thủy ngân hoặc các độc tố khác.

- Các bệnh di truyền trong gia đình (ví dụ như bệnh Huntington).

- Do ảnh hưởng của một số loại thuốc (như thuốc trị hen suyễn, thuốc steroid, thuốc chống trầm cảm).

 

Có những cách nào để điều trị tình trạng run người?

Hiện nay, có 5 lựa chọn điều trị người bệnh có thể tham khảo như sau

- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: Người bệnh nên chủ động tránh các chất có thể gây run, ví dụ như caffeine trong cà phê, trà đặc; Rượu bia; Các chất kích thích khác… để giúp giảm run.

- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát cơ, nâng cao vận động và giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp.

- Tâm lý trị liệu: Các chuyên gia có thể đưa ra cho bạn một số kỹ thuật thư giãn như các bài tập hít thở sâu, từ đó chống lại cơn hoảng loạn, lo âu và giảm run hiệu quả hơn.

- Thuốc điều trị triệu chứng: Các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc như Klonopin (clonazepam) có thể giúp điều trị run do căng thẳng; Thuốc chẹn beta như Metoprolol có thể kiểm soát chứng run liên quan đến rối loạn lo âu; L-Dopa cho chứng run do bệnh Parkinson; Tiêm Botulinum toxin (tiêm botox) để điều trị chứng run đầu và giọng nói.

- Phẫu thuật não bộ: Phẫu thuật kích thích não sâu có thể giúp điều trị run vô căn nghiêm trọng, đặc biệt là khi bạn không còn đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị. Nếu thành công, việc phẫu thuật có thể giúp duy trì kiểm soát run lên tới 6 năm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top