Trong một buổi thuyết trình vô cùng quan trọng tại công ty, bạn bỗng nhiên cảm thấy căng thẳng và nếu không trình bày được dẫn tới bị sa thải. Căng thẳng dần dần rõ hơn. Cơ thể bạn bắt đầu tiết ra mồ hôi trên áo, thấm qua nách sang chiếc áo sơ mi đắt tiền của bạn.
Bây giờ bạn không chỉ bị căng thẳng mà còn cảm thấy xấu hổ cùng lúc.
Quá nhiều mồ hôi (hyperhidrosis) là một vấn đề khó chịu mà một số người mắc bệnh này có thể vì thế mà phải tránh xa các phòng tập, các bữa tiệc hay bất kỳ tình huống xã hội trong công việc nào khiến họ phải đổ mồ hôi.
Tại sao một số người hoàn toàn không đổ mồ hôi khi chịu áp lực trong khi những người khác thì mồ hôi túa ra như tắm? Căng thẳng là một lý do lớn khiến nhiều người đổ mồ hôi, và đó cũng là một nguyên nhân khiến bạn có thể mất kiểm soát.
Dưới đây là 10 mẹo để giảm căng thẳng trong cuộc sống khi bạn đổ mồ hôi nhiều:
Hít thở có vẻ như là một hoạt động không cần đến đầu óc, nhưng nếu biết cách điều chỉnh thì nó có thể trở thành một phương pháp thực sự giúp bạn thư giãn. Hãy tìm một chỗ yên tĩnh và thoải mãi sau đó ngồi hoặc nằm ngửa ra. Từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi bụng của bạn mở rộng hoàn toàn thì từ từ thở ra bằng mũi hoặc miệng. Hãy dành ra 10 đến 20 phút để thực hành thở sâu mỗi ngày. Khi đã quen rồi, bạn hãy thở sâu vài lần ngay khi bạn thấy căng thẳng hoặc đổ mồ hôi, hiệu quả sẽ đến ngay!
Một kỹ thuật giảm stress hiệu quả khác được gọi là thư giãn cơ liên tục. Để cơ thể bạn trong tư thế nằm ngửa, nhắm mắt lại và từ từ nghĩ đến những bộ phận trong cơ thể, từ chân đến đầu gối, đến các bộ phận phía trên. Mát xa mỗi phần cơ thể trong khoảng 5 giầy và sau đó để cho nó thư giãn. Khi bạn thực hiện đến đỉnh đầu, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn.
Ngâm mình trong nước ấm không chỉ giúp thư giãn, mà còn khiến các lỗ chân lông mở rộng, rửa cơ thể bằng xà phòng sẽ cuốn trôi bụi bẩn và vi khuẩn gây mùi mồ hôi của bạn.
Âm nhạc có thể giúp bạn thư giãn với tác dụng như massage. Đó chính là lý do tại sao các spa luôn bật những bản nhạc nhẹ nhàng trong khi bạn được massage. Các nghiên cứu trên những người bị bệnh tim cho thấy, việc nghe nhạc làm giảm nhịp tim, huyết áp và làm chậm hơi thở. Hãy chọn cho mình một số bài nhạc cổ điển êm dịu, nhắm mắt lại và tận hưởng một cách thư thái.
Thể dục đem lại một áp lực tuyệt vời cho cơ thể. Khi bạn làm việc, cơ thể giải phóng một chất gọi là endorphins - hóa chất giúp bạn cảm thấy hạnh phúc. Vấn đề ở đây là những người đổ mồ hôi thường ngại ngùng bởi quần áo tập sẽ đầy mồ hôi trong quá trình tập luyện. Thay vào đó hãy thử bơi. Bơi lội không chỉ là một hình thức thể dục tốt mà còn đem lại cho bạn cảm giác tự tin thoải mái khi không ai có thể nhìn thấy bạn đổ mồ hôi.
Đối với những bạn nghiện cà phê, cần cà phê để tỉnh táo vào buổi sáng hãy thử tìm các cách khác để thức dậy. Các nghiên cứu cho thấy caffeine làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, có thể khuếch đại căng thẳng hàng ngày mà bạn đã trải qua.
Tiếng cười thực sự là một liều thuốc đặc biệt của cơ thể. Hãy đem lại nụ cười cho bản thân bằng cách đặt mua vài đĩa phim và tận hưởng nó. Tiếng cười giúp bạn giảm nồng độ hormone gây căng thẳng, cải thiện lưu lượng oxy và tăng cường lưu thông máu đi nuôi các tế bào cơ thể. Điều này cũng sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, cải thiện thái độ của bản thân.
Đôi khi cách tốt nhất để đối phó với cảm xúc căng thẳng là đặt bút và viết chúng xuống giấy. Hãy bắt đầu bằng việc viết nhật ký hàng ngày, viết về bất kỳ điều gì bạn cảm thấy quan trọng trong ngày. Một khi bạn hiểu được những tác nhân gây căng thẳng, bạn có thể bắt đầu kiểm soát được chúng.
Cố gắng tự đối phó với vấn đề đổ mồ hôi có thể gây căng thẳng cho bản thân bạn. Nếu tình trạng căng thẳng xảy ra trong thời gian dài và cơ thể cũng đổ mồ hôi nhiều không thể kiểm soát dù đã áp dụng nhiều phương pháp, đó là lúc bạn nên suy nghĩ đến việc gặp chuyên gia tâm lý để tìm giải pháp hợp lý cho bản thân mình.
Căng thẳng và đổ mồ hôi có thể biến thành một vòng luẩn quẩn. Căng thẳng khiến bạn đổ mồ hôi nhiều. Và ngược lại, đổ mồ hôi nhiều cũng là nguyên nhân làm cho bạn căng thẳng hơn. Để giảm bớt lo lắng, các bạn hãy thử các mẹo sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh