Rối loạn hoang tưởng thực tổn, các rối loạn khí sắc (cảm xúc) thực tổn và rối loạn lo âu thực tổn

Nội dung

RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG THỰC TỔN (F06.2)

1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể;

- Những bằng chứng có tổn thương não, bệnh lý não hoặc bệnh cơ thể hệ thống khác dẫn đến rối loạn chức năng não;

- Mối quan hệ về thời gian (nhiều tuần hoặc một vài tháng) giữa bệnh thực tổn nằm bên dưới với sự khởi phát của hội chứng tâm thần;

- Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc thuyên giảm của nguyên nhân thực tổn;

- Hoang tưởng các loại (bị truy hại, biến hình bản thân, ghen tuông, bị bệnh, bị tội, có thể hoang tưởng kỳ quái...);

- Có thể xuất hiện lẻ tẻ các ảo giác, rối loạn tư duy hoặc hiện tượng căng trương lực.

2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:

a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:

- Giai đoạn tiến triển;

- Nội dung của hoang tưởng trực tiếp chi phối hành vi.

b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự);

- Giai đoạn thuyên giảm;

- Nội dung của hoang tưởng không trực tiếp chi phối hành vi.

c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn ổn định, không còn hoang tưởng.

 

CÁC RỐI LOẠN KHÍ SẮC (CẢM XÚC) THỰC TỔN (F06.3)

1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?

c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Các rối loạn khí sắc bị gây ra trực tiếp do hậu quả một bệnh não hoặc một bệnh cơ thể tồn tại độc lập.

- Có các biểu hiện triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán một trong các mục từ F30 - F33.

2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:

a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:

+ Cơn xung động cảm xúc.

+ Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác trực tiếp chi phối hành vi.

b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Rối loạn cảm xúc mức độ vừa và nhẹ.

c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh ổn định.

 

RỐI LOẠN LO ÂU THỰC TỔN (F06.4)

1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định;

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mà bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?

c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Các rối loạn lo âu bị gây ra trực tiếp do hậu quả một bệnh não hoặc một bệnh cơ thể tồn tại độc lập.

- Có các biểu hiện triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán mục F41.0 và/ hoặc F41.1.

2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:

a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi; Giai đoạn tiến triển có cơn hoảng sợ kịch phát ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.

b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự); Rối loạn lo âu mức độ vừa và nhẹ.

c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh ổn định.

return to top