✴️ Bệnh trĩ điều trị thế nào? biến chứng nguy hiểm

Nội dung

Trĩ là bệnh do có sự dãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây  biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh trĩ điều trị thế nào phù hợp?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ. Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 được xem là nhẹ, người bệnh thường có các triệu chứng: đau và có khi chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

benh-tri-dieu-tri-the-nao

Người bệnh thường có các triệu chứng: đau và có khi chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da…

 

Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 được xem là nặng, búi trĩ bên trong (nằm trên cơ thắt hậu môn, còn nằm bên trong không thò ra ngoài gọi là trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, áp-xe hậu môn, hoặc búi trĩ lòi ra bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

 

Vậy điều trị bệnh trĩ thế nào phù hợp?

Tùy vào từng thể bệnh mà có biện pháp điều trị khác nhau.

Trong trường hợp bị trĩ nhẹ, có thể dùng thuốc để trị. Có 2 loại thuốc dùng trị trĩ: loại thuốc viên dùng uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mở dùng bôi hoặc thuốc đạn đặt vào trong hậu môn.

benh-tri-dieu-tri-the-nao1.jpg

Ở thể trĩ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

 

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc, đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian. Không được tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Trường hợp thể nặng, trĩ độ 3, độ 4 thì có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa phẫu thuật. Phương pháp này cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ, được thực hiện tại các bệnh viện có đủ trang thiết bị y tế và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi.

Phương pháp điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật sẽ giúp trị dứt điểm bệnh khi búi trĩ quá lớn, có kèm sa trực tràng hoặc bệnh kéo dài quá lâu. Ta cũng nên lưu ý, có một biến chứng thường thấy ở bệnh trĩ là chảy máu hậu môn. Nhưng chảy máu khi đi cầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí có bệnh nguy hiểm là ung thư trực tràng. Vì thế rất cần đi khám bệnh, soi để xác định chính xác bệnh, từ đó mới có chỉ định điều trị cụ thể, hiệu quả.

benh-tri-dieu-tri-the-nao1

Người bệnh cần tới bệnh viện để điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật ngoại khoa, giúp loại bỏ nhanh chóng bệnh

 

Để hạn chế bệnh trĩ tái phát, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, nhiều rau xanh, uống nhiều nước trong ngày để nhuận tràng, không ăn nhiều gia vị cay nóng, hạn chế các chất kích thích (rượu, bia,…). Người bệnh trĩ cần tránh tình trạng táo bón làm gia tăng áp lực lên đại trực tràng, sẽ khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top