Căng thẳng (Stress) là phản ứng của cơ thể trước áp lực từ một tình huống hoặc sự kiện nhất định. Nó có thể là một phản ứng về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với căng thẳng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Đó có thể là vấn đề về công việc, về chuyện ốm đau trong gia định hoặc về vấn đề tiền bạc, các vấn đề liên quan đến tình cảm, người thân mất đi, thay đổi môi trường sống,…
Căng thẳng không phải lúc nào cũng là điều xấu. Nó có thể khiến chúng ta tăng cường sự nhận thức về thế giới xung quanh mình cũng như giúp chúng ta tập trung nhiều hơn vào nhận thức đó. Trong nhiều trường hợp căng thẳng giúp chúng ta có đủ sự mạnh mẽ để giải quyết vấn đề. Nếu căng thẳng kéo dài, bạn có thể bị ảnh hưởng về thể chất, cảm xúc và tinh thần.
Căng thẳng cấp tính
Đôi khi bạn có thể cảm thấy căng thẳng trong một thời gian ngắn. Như khi bạn cần thực hiện một dự án hoặc khi bạn phải nói chuyện trước đám đông. Bạn có thể cảm thấy khó chịu bụng và đổ mồ hôi ở lòng bàn tay nhưng không có gì cần phải lo lắng về tình trạng này. Những tác nhân gây căng thẳng tích cực này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và là cách cơ thể vượt qua một tình huống khó khăn
Căng thẳng mạn tính
Nếu bạn để căng thẳng quá lâu, nó có thể gây ra những tác động xấu về đến sức khỏe, đặc biệt nếu nó trở thành mạn tính. Bạn cần lưu ý những dấu hiệu cảnh bảo của tình trạng căng thẳng mạn tính như:
Các tác động của căng thẳng về mặt thể chất như: Đau đầu, khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều, đau hoặc căng cơ, vấn đề về tiêu hóa, tăng huyết áp, thay đổi ham muốn tình dục, tăng huyết áp.
Ảnh hưởng về cảm xúc của căng thẳng: Buồn rầu, lo lắng, bồn chồn, mất động lực, dễ cáu giận, hoặc trầm cảm.
Đôi khi bạn có thể cảm thấy mình có quá nhiều vấn đề cần giải quyết và bạn sẽ trở nên quá tải. Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể quản lý được căng thẳng, bạn nên đi gặp các bác sĩ để nhận được những lời khuyên về sức khỏe. Một số dấu hiệu của hiện tượng quá tải mà bạn cần lưu ý như:
Căng thẳng là bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trường đòi hỏi cơ thể phải phản ứng và điều chỉnh để đáp ứng. Cơ thể phản ứng với những thay đổi đó thông qua cả thể chất, tinh thần và cảm cảm xúc. Căng thẳng là một điều tất yếu của cuộc sống. Rất nhiều sự kiện xảy ra với bạn hay xung quanh bạn và nhiều thứ bạn làm cho chính bản thân mình đều đặt áp lực lên chính mình. Trải nghiệm đó có thể dưới dạng căng thẳng tiêu cực hoặc tích cự từ môi trường sống, cơ thể và ý nghĩ của bạn. Cơ thể con người được thiết kể để trải qua các căng thẳng và tương tác với căng thẳng. Căng thẳng có thể là điều tích cực - chẳng hạn như được thăng chức trong công việc hoặc được giao những trách nhiệm lớn hơn. Căng thẳng trở nên tiêu cực khi một người phải đối diện với các thử thách một cách liên tục mà không có các giai đoạn nghỉ ngơi giữa các thử thách kết quả là chúng ta bị quá tải và căng thẳng ngày càng gia tăng.
Căng thẳng tiêu cực có thể dẫn đến các triệu chứng về mặt thể chất như đau đầu, đau bụng, tăng huyết áp, đau ngực và rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn một số bệnh hoặc triệu chứng.
Căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng đối với những người sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng. Đáng buồn thay, thay vì giải tỏa căng thẳng và đưa cơ thể trở lại trạng thái thoải mái, thì những chất này có xu hướng khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng và gây ra nhiều vấn đề hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh