Chẩn đoán đột quỵ

Chẩn đoán đột quỵ bao gồm khám lâm sàng và nghiên cứu hình ảnh của bộ não từ kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Đầu tiên trong chẩn đoán đột quỵ, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

 

Đầu tiên trong chẩn đoán đột quỵ, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Sau đó một số xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán và tìm kiếm nguyên nhân của đột quỵ.

Các xét nghiệm được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán đột quỵ bao gồm:

 

1. Quét não

Quét não là một trong những xét nghiệm chẩn đoán đột quỵ được thực hiện ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã rất rõ ràng. Hình ảnh quét não giúp xác định:

  • Liệu đột quỵ có phải do động mạch bị chặn (đột quỵ thiếu máu cục bộ) hay mạch máu bị vỡ (đột quỵ xuất huyết).
  • Phần nào của bộ não bị ảnh hưởng.
  • Mức độ nghiêm trọng của đột quỵ.

Mỗi loại đột quỵ có một cách điều trị khác nhau, vì thế chẩn đoán nhanh chóng sẽ giúp điều trị đơn giản hơn.

 

Quét não là một trong những xét nghiệm chẩn đoán đột quỵ được thực hiện ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã rất rõ ràng.

 

Tất cả những người nghi ngờ bị đột quỵ sẽ được chụp quét não trong vòng 24 giờ và một số trường hợp được chụp quét não trong vòng một giờ sau khi khởi phát triệu chứng.

Hai loại máy quét chính được dùng để đánh giá tình trạng não ở những người bị đột quỵ là chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

  • Chụp CT

Nếu nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ não lớn, chụp CT giúp xác định loại đột quỵ là đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc một cơn đột quỵ xuất huyết.

  • Chụp MRI

Với những người có nhiều triệu chứng phức tạp, vị trí và mức độ nghiêm trọng của đột quỵ chưa xác định và những người đã phục hồi sau một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, chụp MRI thích hợp hơn so với chụp CT. Xét nghiệm này cung cấp hình ảnh chi tiết hơn của mô não hoặc các khu vực bất thường bị ảnh hưởng bởi cơn đột quỵ.

 

2. Xét nghiệm để xác định khả năng nuốt

Xét nghiệm để xác định khả năng nuốt cần thiết cho bất cứ ai đã từng bị đột quỵ, bởi vì khả năng nuốt thường bị ảnh hưởng sau khi cơn đột quỵ xảy ra.

 

Xét nghiệm để xác định khả năng nuốt cần thiết cho bất cứ ai đã từng bị đột quỵ, bởi vì khả năng nuốt thường bị ảnh hưởng sau khi cơn đột quỵ xảy ra. Khi một người không thể nuốt đúng cách, thực phẩm và đồ uống có thể lạc vào khí quản và sau đó là vào phổi, có thể dẫn đến viêm phổi.

Xét nghiệm này khá đơn giản người bệnh được cho uống một vài thìa nước. Nếu có thể nuốt mà không nghẹt thở hay ho, người bệnh sẽ được yêu cầu uống hết nửa ly nước. Nếu gặp khó khăn khi nuốt, bác sĩ sẽ đề xuất một số biện pháp để xử lý tình trạng này.

Bệnh nhân chưa được phép ăn uống bình thường nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Do đó người bệnh có thể nhận dinh dưỡng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc bằng một ống thông luồn vào dạ dày thông qua đường mũi.

 

3. Các xét nghiệm về tim và mạch máu

Siêu âm tim cung cấp hình ảnh chi tiết của tim để kiểm tra xem có bất thường nào liên quan đến đột quỵ hay không.

 

Một số xét nghiệm về tim và mạch máu có thể được thực hiện sau đó để xác nhận nguyên nhân gây đột quỵ.

  • Siêu âm động mạch cảnh: giúp phát hiện các chỗ bị hẹp hoặc tắc nghẽn trong động mạch cổ dẫn đến não.
  • Siêu âm tim: cung cấp hình ảnh chi tiết của tim để kiểm tra xem có bất thường nào liên quan đến đột quỵ hay không.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top