✴️ Chớ chủ quan bệnh lý rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

1. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi

Mất ngủ ở người cao tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể phân thành 3 nhóm sau đây:

 

1.1 Mất ngủ do căng thẳng thần kinh – nguyên nhân gây bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Bạn quá bận rộn, áp lực từ mọi phía (công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội,…) dễ khiến hệ thần kinh làm việc “quá sức” dẫn đến căng thẳng thần kinh. Bạn cần cân đối giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý, não bộ của bạn cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, chúng không phải cỗ máy hoạt động không cần ngừng nghỉ. Stress, căng thẳng, lo âu chỉ khiến não bộ kém hoạt động, khiến cơ thể mệt mỏi, làm xuất hiện các cơn đau đầu.

Stress, căng thẳng, lo âu ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người bệnh dễ mất ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần và nhiều bệnh khác

 

1.2 Mất ngủ do bệnh lý có sẵn trong cơ thể – nguyên nhân gây bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý sẵn có trong cơ thể mà bạn không biết hoặc biết nhưng không nhận ra như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, bệnh lý cơ xương khớp, dạ dày – đại tràng, viêm – đau dây thần kinh, ung thư,…. Tuy nhiên, mất ngủ nếu không được xử trí kịp thời và hiệu quả, cũng là nguyên nhân kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: trầm cảm, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ,….

Một số chuyên gia gọi đây là nguyên nhân bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và thường được phân thành 2 nhóm chính: mất ngủ do bệnh lý trong não và mất ngủ do bệnh lý ngoài não.

Người mắc các bệnh lý nền như tim mạch, cơ xương khớp, bệnh thận,… có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, cần gặp bác sĩ để được tư vấn và cải thiện tình trạng này.

 

1.3 Mất ngủ do yếu tố ngoại cảnh tác động

Môi trường là một trong những nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ ở người lớn tuổi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, người mắc các bệnh lý về hô hấp, cơ xương khớp thường khó ngủ, mất ngủ, ngủ hay giật mình tỉnh giấc (rối loạn giấc ngủ) do triệu chứng bệnh bắt đầu tái phát.

Môi trường ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, chứa các hóa chất độc hại, ánh sáng không phù hợp… khiến chúng ta khó ngủ, lâu dần dễ gây chứng rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, việc lạm dụng các chất kích thích (bia, rượu, cafe, trà, thuốc lá,..) hay các thói quen không tốt như xem điện thoại, tivi quá nhiều,; ít vận động, ăn uống không điều độ…. cũng dễ gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

 

2. Chớ chủ quan bệnh lý rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

2.1 Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi gồm nhiều dạng

Mất ngủ là dạng thường gặp nhất của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, hội chứng rối loạn giấc ngủ còn gồm 2 dạng chính nữa là: rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ (trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay giật mình tỉnh giấc sau đó khó ngủ tiếp, ngủ hay mê sảng, mộng du,…) và chứng ngủ rũ (ngủ nhiều).

Khi tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn, đặc biệt là các bệnh lý như bệnh về thần kinh, tiểu đường, tim mạch, …. Người cao tuổi sức đề kháng cũng bị suy giảm do tuổi tác, bệnh nền.

 

2.2 Vì sao không nên chủ quan trước rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi?

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài nếu không được kiểm soát và điều trị hiệu quả sẽ khiến bệnh lý diễn biến thành mất ngủ mạn tính gây khó khăn cho việc điều trị. Các bệnh lý sẵn có trong cơ thể cũng có cơ hội tiến triển ngày một nặng hơn, tăng nguy cơ đối diện thêm nhiều bệnh lý khác, tình trạng sức khỏe suy giảm trầm trọng, nguy cơ đối diện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, nhiều người chưa hiểu đúng về chứng rối loạn giấc ngủ, nhất là bệnh mất ngủ. Một số người cho rằng việc sử dụng thuốc an thần sẽ giúp hỗ trợ giấc ngủ, tuy nhiên thuốc an thần “con dao 2 lưỡi” nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng quá mức có thể khiến bạn bị phụ thuộc vào thuốc, khó lấy lại giấc ngủ và phải sử dụng thuốc suốt đời. Việc sử dụng thuốc an thần cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí có thể ngộ độc thuốc, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu sử dụng quá liều lượng thuốc cho phép trong một thời gian dài.

Chúng tôi khuyên bạn, nếu đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ hoặc người thân trong gia đình có người bị rối loạn giấc ngủ cần lưu ý những điều sau:

– Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều phương tiện giúp chẩn đoán nhanh chóng, chính xác, tìm ra nguyên nhân gây chứng rối loạn giấc ngủ và các phương pháp điều trị hiệu quả.

– Chỉ sử dụng thuốc an thần khi đã được tư vấn và có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.

– Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên khuyên người bệnh: xây dựng chế độ ăn, uống khoa học; làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tập thể dục thể thao mỗi ngày; thăm khám sức khỏe định kỳ.

Khi có biểu hiện khác thường hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn hoặc đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu