Có rất nhiều lý do tại sao cơn đau đầu có thể gặp phải ngay trên đỉnh đầu. Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến nhưng còn có những nguyên nhân khác, một số nguyên nhân có thể cần được chăm sóc y tế.
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần khám bác sĩ về các cơn đau đầu, đặc biệt nếu cơn đau trầm trọng, kéo dài dai dẳng hoặc xảy ra cùng với những triệu chứng khác.
Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây đau đầu ở vùng đỉnh đầu, tại sao cơn đau xảy ra và khi nào cần chăm sóc y tế.
Đau đầu do căng thẳng là một trong những chứng đau đầu phổ biến nhất. Các chuyên gia đôi khi gọi chúng là đau đầu do căng thẳng co cơ. Mặc dù căng cơ có thể đóng vai trò nào đó nhưng không rõ chính xác tại sao chúng lại xảy ra. Các nguyên nhân khác có thể gồm thiếu hụt vitamin và các yếu tố di truyền. Một nghiên cứu gợi ý rằng có ít nhất 78% người bị đau đầu do căng thẳng vào một thời điểm nào đó.
Trong cơn đau đầu do căng thẳng, cơn đau có cảm giác như đang đè ép hoặc dồn sức nặng lên một vùng, chẳng hạn như vùng đỉnh đầu. Bạn cũng sẽ cảm thấy đau ở cổ hoặc vai trong một số trường hợp.
Mọi người thường mô tả cơn đau do căng thẳng là âm ỉ và không nhói hoặc kiểu mạch đập. Đau đầu do căng thẳng thường khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Cơn đau có thể kéo dài từ 30 phút đến một tuần nhưng thời gian trung bình là 4-6 giờ.
Đau đầu là một trong những triệu chứng của bệnh đau nửa đầu. Đau nửa đầu ảnh hưởng đến 12% dân số, bao gồm 17% nữ giới và 6% nam giới. Chúng ít phổ biến hơn đau đầu do căng thẳng nhưng có thể trầm trọng hơn.
Cơn đau có thể lan tỏa từ đỉnh đầu, dọc theo một bên hoặc xuống sau gáy. Nó có thể trầm trọng và đau nhói và xảy ra cùng với các triệu chứng khác, như buồn nôn và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.
Các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhưng nhiều người bị đau nửa đầu nhận thấy rằng các tác nhân cụ thể có thể gây chứng đau nửa đầu, gồm căng thẳng, thay đổi thời tiết, các vấn đề về giấc ngủ và thay đổi nội tiết tố.
Có nhiều dạng đau đầu mạn tính hoặc kéo dài dai dẳng, gồm đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán đau đầu do căng thẳng mãn tính nếu bạn bị đau đầu do căng thẳng ít nhất 15 ngày một tháng trong 3 tháng hoặc kéo dài hơn. Đau nửa đầu mãn tính cũng xảy ra ít nhất 15 ngày một tháng trong 3 tháng hoặc dài hơn và bạn sẽ có những triệu chứng đau nửa đầu ít nhất 8 ngày một tháng.
Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào dạng đau đầu nhưng một số dạng có thể gây đau gần vùng đỉnh đầu. Yếu tố lối sống như căng thẳng và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chứng đau đầu căng thẳng mãn tính.
Đau đầu từng cơn xảy ra theo nhóm. Cơn đau xuất hiện đột ngột ở một bên đầu, thường ở sau mắc và gây đau dữ dội cũng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, nước mắt. Đau đầu dạng này rất hiếm, ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 1000 người.
Đau đầu từng cơn có thể liên quan đến những thay đổi ở dây thần kinh sinh ba, vùng dưới đồi và sự giãn nở mạch máu. Tuy nhiên, các chuyên gia không biết chính xác lý do tại sao chúng xảy ra. Chúng có thể do việc phản ứng với các tác nhân như xem tivi, uống rượu bia, thời tiết nóng và căng thẳng.
Đau đầu từng cơn có xu hướng xảy ra theo nhóm. Một cơn đau có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng nhưng sau đó có thể ngưng lại sau nhiều năm. Trong một đợt đau đầu, cơn đau có thể xảy ra mỗi 2 ngày đến 8 lần một ngày. Bạn có thể cảm thấy khó nghỉ ngơi hoặc không thoải mái trong giai đoạn này.
Viêm xoang có thể dẫn đến đau hai bên hoặc đau ở đỉnh đầu. Các triệu chứng thường mất đi khi bạn điều trị viêm xoang. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để giúp giảm nhiễm trùng. Những người gặp phải những vấn đề về xoang mạn tính có thể cần phải phẫu thuật.
Giấc ngủ bị gián đoạn có thể dẫn đến đau đầu nhưng cơn đau đầu cũng có thể khiến các vấn đề về giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn. Đau đầu do căng thẳng có thể xảy ra khi thiếu ngủ khiến cơ thể tiết ra ít orexin. Orexin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chức năng thần kinh, giấc ngủ và sự hưng phấn.
Hội chứng đau đầu trong giấc ngủ có thể khiến bạn thức dậy giữa giấc ngủ, thường vào cùng một thời điểm mỗi đêm. Cơn đau thường kéo dài ít nhất 15 phút và có xu hướng ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi. Bác sĩ không biết tại sao chúng lại xảy ra nhưng có thể có mối liên hệ với việc kiểm soát cơn đau, giấc ngủ REM hoặc việc sản xuất melatonin.
Đau dây thần kinh chẩm liên quan đến sự kích thích các dây thần kinh từ cột sống đến đỉnh đầu. Sự kích thích này có thể gây đau ở vùng sau hoặc đỉnh đầu.
Bạn có thể cảm thấy như thể có một sợi dây buộc chặt trên đầu hay cũng có thể cảm thấy đau nhói hoặc giật từng cơn. Da đầu có thể có cảm giác mềm và mắt bạn nhạy cảm với ánh sáng.
Các nguyên nhân thường gặp:
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để tìm nguyên nhân tiềm ẩn cho dù đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng nào.
Việc sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau có thể gây đau đầu do quá liều. Đặc biệt những người mắc chứng đau nửa đầu kéo dài dễ bị đau đầu do dùng thuốc quá liều.
Bác sĩ sẽ xem xét khả năng bị đau đầu do quá liều nếu bạn được chẩn đoán bị đau đầu nguyên phát và bị đau đầu ít nhất 15 ngày trong một tháng.
Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể gây đau đầu do kích thích lạnh hoặc tình trạng “não đóng băng”, với cảm giác đau ở phía trước đầu lan lên đỉnh đầu. Cơn đau có thể xảy ra khi ăn một miếng lớn món gì đó lạnh hoặc uống thức uống quá lạnh.
Thuật ngữ khoa học cho tình trạng não đóng băng này là đau dây thần kinh của hạch hình cầu, vì nó ảnh hưởng đến hạch hình cầu. Hạch này được liên kết với các dây thần kinh trong các xoang.
Khi bạn ăn thứ gì đó lạnh, một cơn đau nhói, dữ dội xuất hiện trên đỉnh đầu và chỉ kéo dài vài giây. Cơn đau biến mất khi nhiệt độ lạnh trong đầu biến mất. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã tìm ra mối liên kết giữa chứng đau dây thần kinh của hạch hình cầu với các loại đau đầu khác, bao gồm cả đau đầu từng cơn và đau nửa đầu.
Một số người bị đau nhói ở đầu khi tập luyện thể dục đột ngột, cường độ cao như chạy nước rút hoặc quan hệ tình dục. Bác sĩ gọi đây là cơn đau đầu do gắng sức hoặc do tập luyện. Theo TỔ chức chứng đau nửa đầu Hoa Kỳ, nguyên có thể do tăng huyết áp.
Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy tập luyện có thể giúp giảm đau nửa đầu.
Ăn một số thực phẩm chứa protein, như các loại hạt, khoảng 1,5 giờ trước khi tập luyện, uống đủ nước và làm nóng cơ thể có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Nếu bạn bị đau đầu dữ dội sau khi luyện tập hoặc lo lắng về tác động cuả việc tập thể dục đối với chứng đau đầu thì nên đi khám bác sĩ.
Cao huyết áp hiếm khi gây đau đầu nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ lưu ý rằng đau đầu có thể xảy ra nếu huyết áp 180/120 mmHg hoặc cao hơn.
Trong một số ít trường hợp, chấn thương đầu, đột quỵ hoặc áp xe não có thể gây ra một tình trạng gọi là tăng áp lực nội sọ, là tình trạng tăng áp lực quanh não. Tình trạng này có thể gây ra cơn đau nhói ở đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn và các triệu chứng khác.
Một cơn đau đầu dữ dội, đột ngột có thể là dấu hiệu của hội chứng co mạch não có hồi phục (RCVS) do một tình trạng đe dọa đến tính mạng như chảy máu trong não hoặc đột quỵ. Dạng đau đầu này cần chăm sóc y tế ngay lập tức.
Các cơ vùng đầu có đóng vai trò quan trọng không?
Không có nhiều cơ ở vùng đỉnh đầu nhưng chúng có thể có vai trò quan trọng trong một số dạng đau đầu. Căng cứng cơ cổ và cơ đầu có thể gây ra chứng đau đầu do căng thẳng. Xung quanh đầu, việc co cơ quá mức có thể làm giảm cung cấp máu và dẫn đến giải phóng chất P, có thể khiến cơn đầu trầm trọng hơn.
Điều trị
Có nhiều cách điều trị cơn đau vùng đỉnh đầu, tùy thuộc vào nguyên nhân như:
Nếu bác sĩ tìm ra được nguyên nhân cụ thể của cơn đau đầu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phương pháp điều trị để giải quyết nguyên nhân.
Khi nào cần đến khám bác sĩ
Bạn nên đi khám nếu:
Bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra tìm nguyên nhân tiềm ẩn cần phải điều trị chuyên biệt.
Tổng kết
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở vùng đỉnh đầu. Đau đầu do căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất và thường đáp ứng với điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một cơn đau đầu đột ngột, dữ dội hoặc kéo dài có thể do một nguyên nhân tiềm ẩn cần được điều trị y khoa.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng khó chịu hoặc dai dẳng thì bạn nên đi khám.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh