1. Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ, trong đó có thể kể đến là:
– Căng thẳng, stress
– Thiếu ngủ
– Rối loạn tâm thần
– Uống nhiều bia rượu
– Sử dụng các chất gây nghiện
– Thiếu vitamin B1
– Do mắc một số bệnh lý: đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, nhiễm trùng đường tiểu, trầm cảm…
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân chính gây tình trạng suy giảm trí nhớ hiện nay
Suy giảm trí nhớ là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên sự tăng sinh gốc tự do, stress trong công việc… khiến suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Người bệnh thường có biểu hiện chậm nhớ ra từ cần diễn đạt, không nhớ ngày tháng diễn ra các sự kiện trong cuộc sống của mình.
Để đồ đạc sai chỗ, nặng hơn có thể nhất thời quên đường về nhà, đường đến cơ quan…
Thường quên các công việc mình chuẩn bị phải làm mặc dù vừa nhắc trước đó.
Người bệnh thường để đồ đạc sai chỗ, nặng hơn có thể nhất thời quên đường về nhà, đường đến cơ quan…
Việc điều trị suy giảm trí nhớ như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Các loại thuốc hay sử dụng trong điều trị suy giảm trí nhớ:
Thuốc điều trị suy thoái thần kinh có tác dụng làm tăng nồng độ acetylcholine.
Các loại thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não
Các loại thuốc hướng thần kinh, thuốc bổ thần kinh có tác dụng bảo vệ não khỏi tình trạng giảm ôxy huyết đến não và tăng cường tiêu thụ glucose tại não. Tuy nhiên, cần chú ý nếu bệnh nhân có vấn đề về gan và thận thì không được sử dụng nhóm này. Một số ADR (phản ứng có hại) cũng nên được cảnh báo trước để bệnh nhân theo dõi khi dùng thuốc.
Các vitamin A, D và E: đây là các vitamin có tác dụng làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh suy giảm trí nhớ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thay đổi lối sống, nên ngủ đủ giấc, tránh stress, giảm cân nếu thừa cân béo phì, hạn chế rượu bia và các thực phẩm chứa nhiều gốc tự do. Thường xuyên rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc sách, tham gia nhiều các hoạt động giao tiếp xã hội, luôn có một thời gian biểu khoa học… Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt, để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường ôxy và dinh dưỡng cho não, chống lại suy giảm trí nhớ.
– Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay từ khi còn trẻ nếu chúng ta có chế độ ăn uống cân bằng sẽ giảm đến 90% chứng suy giảm trí nhớ khi về già. Nên bổ sung vitamin B, acid folic, vitamin C, E… vào bữa ăn hàng ngày
– Tập luyện thể dục thể thao: Mỗi tuần 5 lần và mỗi lần khoảng 45 phút là thời gian lý tưởng để chúng ta tập luyện. Chạy bộ, yoga, bơi lội, thiền,… là các bộ môn thể dục được các chuyên gia y tế khuyên nên tập
– Luôn ngủ đủ giấc: Ngủ 7-8 tiếng một tối, ngủ sớm và dậy sớm sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất
– Tránh căng thẳng và stress: Tìm công việc phù hợp với khả năng và sở thích. Hãy lên dự định cho những kì nghỉ để xả hơi sau một thời gian làm việc coi như một phần thưởng của bản thân.
– Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm để phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và có biện pháp điều trị kịp thời
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh