✴️ Đừng chủ quan trước bệnh đau đầu mất ngủ kéo dài

1. Đau đầu mất ngủ không chừa một ai

Theo thống kê tại Việt Nam, tỉ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm khoảng 10-20% dân số. Mất ngủ thường đi kèm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam và nữ, phổ biến nhất là ở người cao tuổi (trên 60 tuổi), phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Hiện nay với áp lực cuộc sống, stress kéo dài cùng những thói quen không tốt, đau đầu mất ngủ ngày càng có xu hướng trẻ hóa và dễ bắt gặp ở giới trẻ.

Nguyễn Quang T, 32 tuổi chia sẻ: “Em hay bị mất ngủ, ngủ kém với đau đầu khoảng 1 năm nay. Bây giờ em thường xuyên thấy mệt mỏi, hay quên. Đi khám, chụp chiếu thì không có gì bất thường. Bác sĩ cho biết là do căng thẳng và sinh hoạt không khoa học. Đúng là công việc của em rất áp lực, hơn nữa em hay thức khuya để vào mạng.”

Còn với chị Hoàng Thu H, 47 tuổi , “ám ảnh kinh hoàng” là cách chị gọi những cơn đau nửa đầu cứ mỗi tháng 1 lần lại “tái xuất”: “Đau không chịu nổi, mỗi lần như thế tôi lại phải uống thuốc giảm đau. Lâu ngày, đến giờ nhiều lúc tôi phải tăng liều lên mới thấy đỡ.”

Đau đầu, mất ngủ ngày càng có xu hướng trẻ hóa và dễ bắt gặp ở giới trẻ hiện nay.

 

2. Biểu hiện bệnh đau đầu mất ngủ

Bác sĩ Nội thần kinh chia sẻ : “Đau đầu gồm 2 nguyên nhân ngoài não và trong não. Tăng huyết áp, sốt, các bệnh lý chuyên khoa khác như răng hàm mặt, tai mũi họng là những nguyên nhân ngoài não có thể gây chứng đau đầu. Cơn đau đầu có thể xuất phát do nguyên nhân trong não như co thắt mạch máu não, dị dạng mạch máu não, đau do dây thần kinh… Đau đầu có thể dữ dội, đột ngột hay chỉ thoảng qua và không có dấu hiệu báo trước nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua và khi không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.”

Rất nhiều căn bệnh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trước hết là các bệnh về thần kinh – não bộ như rối loạn tuần hoàn máu não (thiếu máu lên não), hạ đường huyết, đau nửa đầu migraine (còn gọi là đau đầu vận mạch), bệnh Parkinson… Một số bệnh lý khác cũng có thể gây đau đầu mất ngủ như bệnh về tim mạch, dạ dày, tiểu đường, cơ xương khớp, hô hấp hay viêm xoang…

Việc chủ quan, trì hoãn khám tầm soát có thể để lại hậu quả tai hại. Trong đó di chứng nặng nề nhất là tình trạng đột quỵ (tai biến mạch máu não). Đau đầu, mất ngủ lâu ngày khiến lượng máu lưu thông lên não kém. Vùng não không được cung cấp đủ máu và oxy để nuôi dưỡng sẽ làm chết các tế bào não. Người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (có thể tử vong) nếu không được xử trí kịp thời. Gần 90% bệnh nhân bị đột quỵ nếu sống sót cũng phải chịu di chứng suốt cuộc đời như: liệt, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức, trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, rối loạn tiểu tiện,…

Buồn ngủ, ngáp nhiều, uể oải, kém tập trung,… là các biểu hiện của người bị đau đầu, mất ngủ.

 

3. Nguy cơ đột quỵ tăng ở người bị đau đầu, mất ngủ

Ngoài ra, đau đầu mất ngủ kéo dài còn gây rối loạn tiền đình. Nếu bệnh nặng sẽ khiến người bệnh khó đứng dậy được, khả năng cân bằng suy yếu. Bệnh khó chữa dứt điểm và hay tái phát, làm giảm hiệu quả công việc rất nhiều. Chưa hết, đau đầu mất ngủ kéo dài còn khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng.

Đau đầu, mất ngủ kéo dài gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: trầm cảm, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

 

4. “Gỡ rối” cho người bị đau đầu, mất ngủ kéo dài

Nếu nguyên nhân do các bệnh lý khác ngoài bệnh lý về thần kinh, cần có phối hợp, hội chẩn đa khoa để tìm đúng nguyên nhân, không bỏ lọt bệnh. Có thể đưa dẫn chứng tại Hệ thống y tế , các bác sĩ giỏi thuộc nhiều chuyên khoa đã áp dụng hiệu quả việc hội chẩn đa khoa. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị “trúng đích” nhất, giúp người bệnh tránh được những hậu quả đáng tiếc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top