Đường có ảnh hưởng gì đến gì não bộ không?

Mọi tế bào trong cơ thể đều sử dụng glucose là nguyên liệu cung cấp năng lượng. Quan điểm thông thường là bạn cần đường hoặc glucose để  đáp ứng nhu cầu năng lượng của bản thân nhưng thực tế bạn lại cần một lượng đường rất nhỏ. Hơn nữa, đường chỉ cho một lượng nhỏ calo nên tiêu thụ nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nếu bạn không quá quan tâm đến lượng đường để tiêu thụ và đường ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì đây là lúc bạn nên tỉnh ngộ để nhận biết. Việc tiêu thụ đường quá mức có liên quan đến sự gia tăng các vấn đề sức khỏe não bộ như trầm cảm, các rối loạn nhận thức, vấn đề ghi nhớ và chứng ăn vô độ.

Cơ thể coi đường như là một loại chất gây nghiện

Một chuyên gia thần kinh của Mỹ phát biểu rằng: đường là một thứ tội lỗi ngọt ngào, hấp dẫn lôi cuốn người khác đến sự tiêu tốn tiền bạc cho việc mua đồ ăn, thuốc giảm cân hay cho những căn bệnh mà thừa cân, béo phì và tiểu đường gây ra.

Những nghiên cứu trên người và chuột đều chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều đường và đồ ngọt đều giống như một loại chất gây nghiện tác động vào não bộ con người. Thậm chí chúng còn nguy hiểm hơn hơn cocain vì là một thứ đồ  vô cùng hợp pháp và được coi là  nhu yếu phẩm của con người.

Những tác động không mấy tốt đẹp của đường đến não bộ có thể giải thích tại sao chúng ta khó có thể kiểm soát được việc tiêu thụ đồ ăn có đường trong khi biết rằng ăn nhiều đường là không tốt. Cơ chế tác động đến não bộ của đường cũng không khác mấy so với nghiện chất, cũng phức tạp và chồng chéo. Nghiện đồ ăn có đường cũng  như các loại nghiện khác (nghiện mua sắm, nghiện ăn, nghiện tập thể dục, nghiện quan hệ tình dục, nghiện cờ bạc) đều giống nghiện chất, cũng gây ra những triệu chứng như ham muốn mãnh liệt, không thể kiểm soát hành vi, dễ dàng thỏa hiệp với chính mình và tái nghiện dễ dàng.

 

Nghiện đường là thói quen xấu ảnh hưởng đến não bộ

Một bài báo được xuất bản ở trang CNN Health nhắn nhủ chúng ta về mối liên quan giữa nhân não và vùng đại não gây ra các hành động cố ý. Ví dụ như bạn có quyết định ăn thêm một chiếc bánh sô cô la nữa hay không. Phần vỏ não trước trán  hoạt hóa các hormone như dopamin kích thích các ý nghĩa như “ chiếc bánh này ngon thật và  nên nhớ để lần sau có thì lại chọn bánh này” Việc nghiện một thứ nào đó vì những thứ khiến bạn vui vẻ cảm giác hạnh phúc sẽ được não bộ ghi nhớ  và nêu sự tiếp xúc càng nhiều thì lại càng làm bạn dễ dàng thỏa hiệp với bản thân để được thưởng thức thêm hết lần này đến lần khác.

 

Những hình ảnh chụp não cho thấy việc nghiện ăn là có thật

Trên tạp chí dinh dưỡng của Mỹ có đề cập đến một nghiên cứu về ảnh hưởng của chỉ số đường trong thực phẩm đến hoạt động của não bộ thông qua chụp MRI. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những thực phẩm có chỉ số đường cao sẽ tác động đến khu vực não bộ chi phối cho các cảm giác đói, thèm ăn  và  thôi thúc con người ta buộc phải ăn thứ gì đó.

 

Glucose và Fructose ảnh hưởng như thế nào đến não bộ

Việc gia tăng tiêu thụ những đồ ăn chế biến sẵn có chứa đường fructose dường như song hành với tỷ lệ béo phì, và việc này khiến gia tăng tình trạng kháng insulin và tăng cân.

Các nghiên cứu cũng cho thấy đường fructose - một loại đường kinh điển chiết xuất từ ngô ngọt có trong rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn  kich hoạt não bộ theo  kiểu  có hứng thú với đồ ăn trong khi đó glucose lại  bão hào tín hiệu no. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều đường fructose  sẽ ngăn chặn việc ức chế hormone đói khiến bạn ăn nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển của tình trạng kháng insulin đồng thời fructose cũng khiến bạn không thể kiểm soát được các hành vi tiêu thụ thực phẩm quá đà ngay cả khi cơ thể bạn ra tín hiệu rằng đã no. Chính xác thì fructose cũng là một vấn nạn khó giải quyết.

 

Fructose có nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể 

Vì fructose thường được tinh chế ở dạng dung dịch, nghĩa là các tác động chuyển hóa tiêu cực sẽ  lớn hơn các dạng khác. Nước tăng lực, nước ngọt có ga, đồ uống thể thao, nước ngọt đều có chứa fructose.

Tương tự như rượu, fructose cũng là một gánh nặng chuyển hóa của gan. Fructose cũng khiến cơ thể hình thành những mô mỡ trắng thường tích tụ ở bụng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mặc dù lượng fructose trong xiro ngô được cho vào thực phẩm cùng một lượng với đường mía nhưng nó ở dạng tự do nên không được tính vào lượng carb trong thực phẩm. Ngược lại đường Fructose trong hoa quả  và đường mía lại được tính là đường nên giảm được độc tính khi chuyển hóa.

Tiêu thụ một lượng lớn fructose - ngay cả khi nó là dạng tự nhiên vẫn không có lợi cho sức khỏe. Những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải đó là:

  • Viêm khớp, ung thu, gout và  tim mạch
  • Kháng insulin, rối loạn chuyển hóa, béo phì và tiểu đường type 2
  • Tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu (LDL), triglycerid, tăng axit uric
  • Bệnh gan, đặc biệt gan nhiễm mỡ

Thêm vào đó, fructose có thể gây cản trở hấp thu các chất khoáng như crom, đồng, magie.

 

Làm thế nào để kiểm soát hoặc hạn chế được việc tiêu thụ đường

Đường ở dạng tự nhiên không hề ảnh hưởng đến sức khỏe khi bạn tiêu thụ đúng mức, cho phép đốt cháy mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên bạn nên tránh tất cả các loại đường fructose chế biến sẵn đặc biệt là trong thực phẩm chế biến sẵn và nước ngọt.

Theo trang SugarScience.org, 74% thực phẩm chế biến sẵn  đều cho thêm đường. Vì vậy nếu muốn hạn chế được lượng đường thì bạn phải cắt giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn, chỉ khoảng 10%  trong thực đơn hàng ngày của bạn.

Đồng thời bạn cũng hạn chế tiêu thụ loại cacbonhydrat tinh có trong ngũ cốc qua sơ chế, bánh mỳ, pasta, các thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc để cắt giảm lượng dường nạp vào cơ thể tránh tình trạng tăng dường huyết và kháng insulin. Nói chung nên giảm lượng  fructose tiêu thụ dưới 25 g một ngày trong đó có cả trái cây. Tuy nhiên bạn không nên cắt giảm hoàn toàn lượng trái cây hoàn toàn vì trong đó có rât nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxi hóa.

Đặc biệt bạn nên tránh xa các thực phẩm có chứa  chất làm ngọt nhân  tạo như aspartam hoặc sucralose vì chúng còn tệ hơn là siro ngô hoặc đường mía nhiều lần.

Một số lời khuyên cắt giảm tiêu thụ đường tinh chế là:

  • Tăng tiêu thụ những chất béo lành mạnh như omega 3, chất béo không no nhiều nối đôi, cơ thể bạn cần những chất béo của cả động vật và thực vật để thực hiện đầy đủ các chức năng, lượng chất béo lành mạnh này nên chiếm từ 60-85% calo hàng ngày bạn nạp vào. Một vài gợi ý cho chất béo lành mạnh đó là bơ, dầu dừa, trứng, bơ làm từ sữa hữu cơ nguyên chất, các loại hạt thô không qua chế biến như hạt diều, hạt dẻ;  dầu olive, cá hồi hoang dã
  • Uống nước trắng nhưng phải là loại nước sạch: hãy chọn nước trắng thay vì các nước ngọt có màu có vị.
  • Bổ sung thêm những thực phẩm lên men trong bữa ăn hàng ngày: các lợi khuẩn có trong quá trình lên men sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giúp  giải độc cơ thể và giảm gánh nặng fructose cho gan.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top