Lượng đường và lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hoặc các loại chứng mất trí khác. Quá nhiều đường gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiều bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh mất trí nhớ như bệnh Alzheimer.
Các nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa lượng đường cao và bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu năm 2022 đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng đường cao và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng lên ở phụ nữ.
Những người tiêu thụ khoảng 10 gam đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Lactose, loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, có mối liên hệ chặt chẽ nhất với bệnh Alzheimer trong số các loại đường được nghiên cứu.
Lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh Alzheimer. Nó làm tăng phát triển các mảng amyloid trong não, một đặc điểm nổi bật của bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu từng cho rằng điều này là đúng với hầu hết người lớn tuổi, nhưng giờ đây họ nhận thấy nguy cơ có thể bắt đầu sớm hơn.
Một nghiên cứu trên 4932 người phát hiện rằng lượng đường trong máu cao và cholesterol cao thể bắt đầu ngay từ tuổi 35. Việc kiểm soát lượng cholesterol và lượng đường trong máu sớm có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer sau này. Nghiên cứu khác cũng cho thấy lượng đường trong máu cao hơn trong khoảng thời gian ngắn nhất là 1 năm có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng đường trong máu khi đói tăng lên thì sẽ có nhiều dấu hiệu về sự suy giảm nhận thức, bất kể trọng lượng cơ thể và sự khác biệt về insulin.
Nghiên cứu năm 2017 cũng tìm thấy dấu hiệu gia tăng bệnh Alzheimer ở những người tiêu thụ đồ uống có đường và nước ép trái cây.
Ăn quá nhiều đường, nhất là những người mắc bệnh tiểu đường, có thể đẩy nhanh quá trình phát triển chứng mất trí nhớ.
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer gồm:
Một số người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn sau có thể mất cảm giác ngon miệng, thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khoẻ.
Hiệp hội Alzheimer gợi ý nên thêm một chút đường hoặc muối để món ăn hấp dẫn hơn và giúp bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số người có thể cần tuân theo chế độ ăn kiêng giảm đáng kể lượng đường và muối, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.
Hãy hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có đường. Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa đồ uống có đường và việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Tất cả các loại chứng mất trí nhớ và đột quỵ cao hơn ở những người tiêu thụ nhiều đường, đặc biệt là dưới dạng đồ uống.
Một số cách khác giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn:
Người bị bệnh mất trí nhớ có thể ăn đường được không?
Hạn chế ăn đường là tốt cho sức khoẻ tổng thể vì ăn quá nhiều đường có thể góp phần gây béo phì, bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác. Đường không có hại nếu dùng ở mức độ vừa phải. Nó thậm chí có thể giúp ích cho mọi người ở giai đoạn sau của bệnh Alzheimer. Một chút đường cũng có thể khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Tại sao người bị bệnh Alzheimer lại thèm đồ ngọt?
Một số người mắc bệnh Alzheimer bị mất vị giác và khứu giác, khiến thức ăn trở nên kém ngon hơn. Họ có thể bắt đầu thèm đồ ngọt. Những người này cũng có thể mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm và việc ăn đồ ngọt giúp tăng cường các chất tạo cảm giác dễ chịu trong một thời gian ngắn. Một số loại thuốc cũng có thể gây thèm đồ ngọt.
Các chế độ ăn uống khác có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer không?
Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cách bạn suy nghĩ và ghi nhớ. Một số loại chế độ ăn kiêng như chế độ ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn MIND có thể tác động tích cực đến não của bạn.
Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu chế độ ăn kiêng khác trong các thử nghiệm lâm sàng. Cho đến nay không có nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm riêng lẻ có thể giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh