Hậu quả của việc thức khuya

Nội dung

Thức khuya có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn, bởi hóc-môn tuyến vỏ thượng thận và các hóc-môn tăng trưởng khác được tiết ra vào ban đêm khi bạn ngủ. Các hóc-môn này được tiết ra trước bình minh có thể thúc đẩy sự chuyển hóa đường của cơ thể và sự phát triển của cơ; chúng chỉ được sản xuất sau khi ngủ, không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở những người trẻ tuổi mà còn có thể làm chậm quá trình lão hóa của người già.

Dưới đây là những tác hại mà thức khuya có thể gây ra:

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và suy giảm miễn dịch

Tác hại nghiêm trọng nhất do thức khuya là mệt mỏi và thiếu năng lượng. Hơn nữa, khả năng miễn dịch của cơ thể bạn cũng bị suy giảm. Vì vậy, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, các bệnh lí nhiễm trùng tiêu hóa hoặc dị ứng…

Đau đầu

Sau một đêm ngủ ít, bạn sẽ bị đau đầu vào ngày hôm sau khi đến cơ quan hoặc trường học. Bạn sẽ không thể tập trung được. Hơn nữa, thức khuya kéo dài và mất ngủ cũng sẽ mang lại thiệt hại vô hình cho trí nhớ của chúng ta.

Quầng thâm và bọng mắt

Đêm là thời gian cho cơ thể con người nghỉ ngơi. Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, dẫn đến lưu thông máu quanh mắt kém, gây quầng thâm hoặc vệt máu trong lòng trắng của mắt.

Khô da, đốm đen và mụn trứng cá

Khoảng thời gian từ 23:00-03:00 sáng hôm sau là thời gian da bạn được phục hồi và tái tạo lại, đó cũng là thời gian nghỉ ngơi của túi mật và gan. Nếu hai cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ, nó sẽ phản ánh trên da. Vì vậy, một số vấn đề như da bị thô ráp, vàng vọt, đốm đen và mụn sẽ xuất hiện. Tồi tệ hơn nữa, thức khuya kéo dài sẽ từ từ gây ra một số triệu chứng về thần kinh và tâm thần như mất ngủ, hay quên, dễ cáu gắt, lo lắng …

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Đối với những người đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thức khuya sẽ không chỉ ảnh hưởng đến độ di động cũng như số lượng tinh trùng của nam giới, mà còn ảnh hưởng đến sự tiết nội tiết tố nữ và chất lượng trứng, cùng với chu kỳ kinh nguyệt.

Tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính

Những người thường xuyên thức đêm luôn tiết ra lượng adrenaline nhiều hơn người bình thường, làm tăng chuyển hóa, và do đó dẫn đến một số bệnh mãn tính như cao huyết áp và tiểu đường.

Hơn nữa, cũng có những tác hại khác do thức khuya, chẳng hạn như thị lực kém hoặc rối loạn chức năng của gan.

Vì vậy, chúng ta cần chú ý tới đến những tác động xấu của việc thức đêm đối với sức khỏe và nên hạn chế tối đa các hoạt động vào giờ ngủ của bạn! Ăn bóng đá, ngủ bóng đá nhưng sức khỏe vẫn cần đặt lên hàng đầu!

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top