Không nên để phụ nữ mang thai tiếp xúc nhiều hóa chất

Nội dung

Nghiên cứu mối liên quan

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Simon Fraser đã tìm kiếm bằng chứng về các hóa chất công nghiệp ở những phụ nữ tại Canada và phát hiện ra rằng: phụ nữ mang thai tiếp xúc với kim loại và thuốc trừ sâu có nhiều khả năng sinh con mắc phải chứng tự kỷ.

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã đo nồng độ của 25 chất hóa học trong mẫu máu và nước tiểu của những phụ nữ mang thai đang trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc phụ nữ mang thai tiếp xúc với một số chất độc hại trong môi trường và sự gia tăng các hành vi giống như tự kỷ ở trẻ em trong trường mầm non.

Những chất độc hại này bao gồm kim loại, thuốc trừ sâu, polychlorinated biphenyls (PCB), phthalates và bisphenol-A (BPA). Nhóm nghiên cứu không chắc tại sao mối liên quan này tồn tại, đồng thời khẳng định thêm rằng cần phải có nhiều nghiên cứu thêm để khám phá chi tiết về các yếu tố liên quan trong đó. Hiện các phát hiện của nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Epidemiology.

 

Nguyên nhân nào gây ra chứng tự kỷ?

Theo Hiệp hội Tự kỷ Hoa Kỳ, không có một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra Chứng Rối loạn Tự kỷ (ASD) – chứng bệnh ảnh hưởng đến 1-2% trẻ em tại quốc gia này. Nhìn chung, chúng ta chấp nhận rộng rãi rằng các bất thường trong cấu trúc hoặc chức năng não bộ gây ra tình trạng này. Các nhà nghiên cứu vẫn đang điều tra một số giả thuyết để xác định nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Một điều bên cạnh là di truyền cũng được coi là yếu tố liên quan, khi những người có thành viên trong gia đình mắc chứng tự kỷ hoặc các rối loạn liên quan có nhiều khả năng sinh con mắc chứng tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét các yếu tố môi trường như tiếp xúc với hóa chất, mất cân bằng trao đổi chất và nhiễm virus có thể góp phần vào khả năng phát triển chứng tự kỷ hay không. Trên những người bị tổn thương di truyền ví dự như hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, bệnh xơ cứng và bệnh phenylketon niệu (PKU) không được điều trị hay phát hiện cho thấy có xuất hiện hành vi tự kỷ.

 

Những trẻ có các hành vi giống tự kỷ nhạy cảm hơn với các chất độc hại

Một nghiên cứu đã thực hiện đánh giá trên dữ liệu thu thập từ những nhà tuyển dụng đã tuyển dụng phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ từ năm 2008 đến năm 2011. Các nghiên cứu viên đã tiến hành các cuộc khảo sát và kiểm tra khi trẻ được sinh ra và lớn lên. Ở độ tuổi 3-4, cha mẹ được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi về các đặc điểm tự kỷ của trẻ, được thiết kế cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Kết quả cho thấy điểm được đánh giá phổ biến trong trường hợp này là điểm T, cho thấy số lượng và cường độ của các hành vi giống như tự kỷ ở những trẻ này nhiều hơn so với trẻ bình thường.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các bà mẹ trong nghiên cứu cũng có nồng độ kim loại như cadmium, chì và một số phthalate cao trong nước tiểu và mẫu máu, và điều này xuất hiện ở trẻ có hành vi giống tự kỷ hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng bảng Thang đo phản ứng xã hội (SRS) để xác định các hành vi khuôn mẫu thường thấy ở trẻ tự kỷ.

Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ có các hành vi giống như tự kỷ đặc biệt nhạy cảm với những chất độc hại từ môi trường này. Nghiên cứu nhấn mạnh mối quan hệ giữa việc gia tăng điểm của thang đo các phản ứng xã hội đối với các chất độc hại trong môi trường, tuy nhiên cần nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề này để giải thích một cách chi tiết nhất.

 

Tổng kết

Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp lâu dài mang tới nhiều nguy cơ về sức khỏe, không chỉ với người bình thường mà còn đặc biệt ở những phụ nữ mang thai. Nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối liên quan giữa việc phơi nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ với nguy cơ phát triển chứng tự kỷ ở trẻ sau này. Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu kỹ càng mối liên quan, song những lời khuyên được đưa ra cho các bà mẹ mang thai là luôn duy trì một chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và trẻ nhỏ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top