Mất trí: trong bệnh alzheimer, trong bệnh mạch máu, trong bệnh huntington, trong bệnh suy giảm miễn dịch do vi rút ở người (HIV)

Nội dung

MẤT TRÍ ALZHEIMER (F00)

1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?

c) Tiêu chuẩn chẩn đoán;

- Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi ≥ 65; có thể xuất hiện sớm hơn.

- Bệnh thường tiến triển chậm (khoảng 2-3 năm trở lên).

- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (gần) và trí nhớ dài hạn (xa).

- Suy giảm ít nhất một trong các chức năng nhận thức cao cấp của vỏ não; vong ngôn, vong tri, vong hành.

- Có ít nhất một trong các bất thường sau đây:

+ Suy giảm tư duy trừu tượng.

+ Suy giảm phán đoán, nhận xét.

+ Các rối loạn khác của chức năng thần kinh cao cấp.

+ Biến đổi nhân cách.

- Suy giảm quan hệ xã hội và nghề nghiệp do các rối loạn về trí nhớ và trí tuệ ở trên gây ra.

- Có bằng chứng thực thể đã gây ra những suy giảm về trí nhớ và suy giảm về chức năng trí tuệ.

- Có thể xuất hiện hoang tưởng và ảo giác;

- Không có rối loạn về ý thức;

- Các suy giảm về trí nhớ và chức năng trí tuệ không là hệ quả của một bệnh não hoặc bệnh lý hệ thống khác.

* Phân loại mức độ mất trí từ nhẹ, trung bình và trầm trọng dựa vào tiêu chí từ G1 đến G4 tại mục F00 - F09 trong bảng phân loại các Rối loạn tâm thần và Hành vi ICD-10 dành cho nghiên cứu.

2. Kết luận về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi

a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:

+ Mất trí ở mức độ từ trung bình đến trầm trọng.

+ Nội dung của hoang tưởng, ảo giác trực tiếp chi phối hành vi.

b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự):

+ Mất trí mức độ nhẹ.

+ Nội dung của hoang tưởng, ảo giác không trực tiếp chi phối hành vi.

c) Người bệnh mất trí alzheimer (F00) không có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

 

MẤT TRÍ TRONG BỆNH MẠCH MÁU (F01)

1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICO-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mà bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?

c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Là một bệnh lý tiếp theo của các bệnh lý mạch máu não: nhồi máu não rải rác, đột quỵ não,...

- Trí nhớ suy giảm, có thể mất nhớ.

- Tư duy chậm, nghèo nàn.

- Khó tập trung chú ý.

- Khởi phát thường ở lứa tuổi muộn.

- Thường tiến triển nhanh.

- Có thể có các dấu hiệu thần kinh khu trú kèm theo.

* Phân loại mức độ mất trí từ nhẹ, trung bình và trầm trọng dựa vào tiêu chí từ G1 đến G4 tại mục F00 - F09 trong bảng phân loại các Rối loạn tâm thần và Hành vi ICD-10 dành cho nghiên cứu.

2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:

a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:

+ Giai đoạn bệnh cấp tính.

+ Mất trí ở mức độ từ trung bình đến trầm trọng.

b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự):

+ Giai đoạn bệnh thuyên giảm.

+ Mất trí mức độ nhẹ.

c) Người bệnh mất trí trong bệnh mạch máu (F01) không có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

 

MẤT TRÍ TRONG BỆNH HUNTINGTON (F02.2)

1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?

c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Mất trí được đặc trưng bởi rối loạn ưu thế chức năng thùy trán trong giai đoạn sớm, trí nhớ còn duy trì tương đối về sau.

- Trầm cảm, lo âu và hội chứng paranoid kèm theo biến đổi nhân cách là các triệu chứng biểu hiện sớm nhất.

- Rối loạn vận động kiểu múa giật không tự chủ, điển hình ở mặt và vai hoặc trong dáng đi là những biểu hiện sớm.

- Khởi phát thường ở tuổi 30-40.

- Tiến triển chậm, đưa đến tử vong trong 10-15 năm.

- Có yếu tố gia đình: Bệnh do di truyền bởi một gen tự thân duy nhất. Đây là yếu tố kết hợp gợi ý cho chẩn đoán.

* Phân loại mức độ mất trí từ nhẹ, trung bình và trầm trọng dựa vào tiêu chí từ G1 đến G4 tại mục F00 - F09 trong bảng phân loại các Rối loạn tâm thần và Hành vi ICD-10 dành cho nghiên cứu.

2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:

a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:

+ Mất trí mức độ từ trung bình đến trầm trọng.

+ Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác trực tiếp chi phối hành vi.

b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự):

+ Mất trí mức độ nhẹ.

+ Nội dung của hoang tưởng, ảo giác không trực tiếp chi phối hành vi.

c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Mất trí trong bệnh huntington (F02.2) không có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

 

MẤT TRÍ TRONG BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH DO VI RÚT Ở NGƯỜI (HIV) (F02.4)

1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?

c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Xác định chắc chắn nhiễm HIV.

- Có biểu hiện mất trí ở các mức độ khác nhau, bao gồm:

+ Rối loạn trí nhớ biểu hiện bằng sự phàn nàn hay quên, khả năng tập trung kém.

+ Giảm sút hoạt động tư duy, trí tuệ: kém linh lợi, kém sáng ý, khó khăn trong việc đọc và giải quyết các vấn đề.

+ Rối loạn cảm xúc vô cảm.

+ Tiến triển nhanh tiến đến mất trí nặng toàn bộ, bệnh nhân có biểu hiện không nói.

- Kèm theo một số triệu chứng rối loạn thần kinh: co giật, run, động tác lặp đi lặp lại nhanh, mất thăng bằng, tăng phản xạ gân xương lan tỏa, các dấu hiệu giải phóng thùy trán, rung giật nhãn cầu...

* Phân loại mức độ mất trí từ nhẹ, trung bình và trầm trọng dựa vào tiêu chí từ G1 đến G4 tại mục F00 - F09 trong bảng phân loại các Rối loạn tâm thần và Hành vi ICD-10 dành cho nghiên cứu.

2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:

a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi: Mất trí mức độ từ trung bình đến trầm trọng.

b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Mất trí mức độ nhẹ.

c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Mất trí trong bệnh suy giảm miễn dịch do vi rút ở người (HIV) (F02.4) không có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

return to top