Mục tiêu chính của thiền là loại bỏ những suy nghĩ hỗn loạn khỏi tâm trí, thay thế chúng bằng một cảm giác bình tĩnh và tâm hồn thanh thản. Thiền được biết đến để giảm căng thẳng và lo lắng. Nghiên cứu cho thấy, 30 phút thiền hàng ngày có thể làm giảm bớt một số triệu chứng lo âu, hiệu quả không kém thuốc chống trầm cảm.
Lượng đường trong máu thấp, mất nước hoặc hóa chất trong thực phẩm chế biến như hương liệu nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản đều có thể gây ra thay đổi tâm trạng ở một số người. Một chế độ ăn nhiều đường cũng có thể ảnh hưởng đến tính khí, tâm trạng.
Nếu sự lo lắng của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn, hãy kiểm tra thói quen ăn uống. Uống đủ nước, loại bỏ thực phẩm chế biến, và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh giàu carbohydrate, trái cây, rau quả, và protein là cách giúp điều trị rối loạn lo âu hiệu quả.
Một tách trà hoa cúc là một biện pháp cải thiện rối loạn lo âu tại nhà phổ biến. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, hoa cúc cũng có thể là một giải pháp giúp chống lại chứng rối loạn lo âu. Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên dùng trà hoa cúc đã giảm các triệu chứng rối loạn lo âu như mất ngủ, lo lắng quá mức, hồi hộp....
Nếu đang mắc rối loạn lo âu thì cà phê không phải là một lựa chọn thông minh cho bạn. Cà phê có thể gây căng thẳng và bồn chồn, lo lắng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, caffeine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn lo âu. Nó cũng có thể gây ra thêm sự hoảng loạn ở những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Vì vậy loại bỏ cà phê ra khỏi chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng lo âu.
Nhiều người có thói quen hút thuốc lá mỗi khi bị căng thẳng với mục đích giúp tâm trạng thoải mái hơn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy việc làm này hoàn toàn phản tác dụng. Nicotine và các hóa chất sẽ khiến sự căng thẳng, lo lắng càng nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn bắt đầu hút thuốc càng sớm trong đời, nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu càng cao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh