Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở phụ nữ mang thai

Ngưng thở xảy ra trong thai kì có những yếu tố nguy cơ, triệu chứng và điều trị dễ nhận biết. Phát hiện ngưng thở tác nghẽn khi ngủ và những điều có thể làm để điều trị hiệu quả tình trạng này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai

Mức độ nghiêm trọng và tần suất của ngáy tăng dần trong quá trình mang thai, và khi đường thở bị gián đoạn, ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra. Ngưng thở khi ngủ kéo dài ít nhât 10 giây, và điều này liên quan với sự tỉnh giấc và giảm lượng oxy trong máu. Ngưng thở khi ngủ có thể có hậu quả nghiêm trọng, và một số phụ nữ có nguy cơ cao tiến triển tình trạng này.

May mắn thay, nguy cơ chung tiến triển ngưng thở khi ngủ trong thai kì có thể rất thấp do 2 yếu tố : đầu tiên, lượng progesterone cao trong quá trình mang thai- tạo một trạng thái bảo vệ hoàn toàn, do hormone này hoạt hóa cơ làm giãn đường thở. Ngoài ra, progesterone làm tăng đáp ứng của não bộ với lượng CO2, và vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng được cải thiện với sự tăng nhịp tim và giãn rộng mạch ngoại vi.

Thứ 2, do sự bất tiện về thể chất liên quan đến những tháng cuối thai kì, thời gian dành cho việc nằm ngủ ngửa giảm, liên quan đến tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ có thể ít xảy ra. Mặc dù mức độ phổ biến vẫn chưa rõ, có ước tính khoảng 10% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng. Ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ thừa cân béo phì và tăng cân trong quá trình mang thai cũng làm tăng nguy cơ.

Phụ nữ có kích thước cổ lớn cũng có nguy cơ cao ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, nghẹt mũi do lượng progesterone cao có thể góp phần gây nên tình trạng này. Dung tích phổi có thể giảm do áp lực từ thai nhi, dẫn đến tăng nhịp thở. Tiếp xúc với khói thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ tiến triển ngưng thở khi ngủ.

 

Triệu chứng

Phụ nữ bị ảnh hưởng của ngưng thở khi ngủ trong thời kì mang thai tiến triển triệu chứng tương tự với tình trạng này trong những hoàn cảnh khác. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Ngáy
  • Ngưng thở hoặc khó thở khi ngủ
  • Thở gấp, thở hổn hển
  • Tăng buồn ngủ ban ngày
  • Tiểu đêm nhiều

Tình trạng này thường không được chẩn đoán. Điều quan trọng là tìm sự đánh giá từ chuyên gia giấc ngủ, đặc biệt trong tháng thứ 6 của thai kì, khi những triệu chứng có thể sẽ nặng hơn. Phụ nữ có nguy cơ cao bao gồm béo phì, tiền sản giật, tiểu đường thai kì, và hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung có thể đươc đánh giá.

 

Điều trị

Điều quan trọng là điều trị ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai do ngưngn thở có thể dẫn đến những hậu quả cho cả bà mẹ và thai nhi. Ngưng thở khi ngủ liên quan đến tăng huyết áp thai kì, tiểu đường và mổ đẻ không kế hoạch. Nó cũng có thể dẫn đến thai nhi chậm tăng trường và kéo dài thời gian chuyển dạ. Phụ nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể tiến triển hội chứng giảm thông khí do béo phì.

Sau khi sinh và đảm cân thì tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ được cải thiện. Nghiên cứu cho thấy chỉ số đánh giá mức độ nghiêm trọng của ngưng thở khi ngủ  (AHI) sẽ trở về bình thường sau khi sinh.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thể ngủ nghiêng một bên. Theo tiêu chuẩn vàng điều chỉ ngưng thở khi ngủ là sử dụng áp lực đường thở dương liên tục (CPAP). Trong những trường hợp nghiêm trọng liên quan đến béo phì, hoặc chửa đôi, liệu pháp thông khí 2 mức áp lực dương có thể áp dụng. Hệ thống áp lực được sử dụng trong điều trị này sẽ cần kiểm tra trong suốt quá trình mang thai. Tăng cân tự nhiên xảy ra, áp lực sẽ cần tăng lên theo. Trong những trường hợp hiếm gặp, sử dụng oxy hoặc phẫu thuật mở khí quản có thể cần thiết.

Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu hoặc triệu chứng cho thấy ngưng thở khi ngủ trong quá trình mang thai, bạn nên liên hệ với bác sĩ để có những xét nghiệm cần thiết và điều trị để giúp bạn nghỉ ngơi và hô hấp dễ hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top