✴️ Người mắc rối loạn tiền đình phải làm gì?

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, nó có có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình.

Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, nó có có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình. Bệnh rối loạn tiền đình gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ bị ngã.

 

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra: có khi là nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng có khi là gián tiếp.

Các nguyên nhân trực tiếp như: u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa… làm tổn thương thần kinh số 8 (con đường dẫn truyền thông tin từ não bộ đến hệ thống tiền đình).

Nguyên nhân gián tiếp như: thiếu máu, mất ngủ, stress, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch… làm cho lưu lượng máu tuần hoàn lên não giảm, làm ảnh hưởng xấu đến não bộ và tế bào thần kinh; trong đó stress (hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…) được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tình trạng rối loạn tiền đình. Vì stress làm cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hormon cortisol dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… dẫn đến những tổn thương hệ thần kinh, trong đó có thần kinh 8.

Ngoài ra, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, thay đổi thời tiết là yếu tố nguy cơ tái phát bệnh. Mức độ bệnh có thể nhẹ hay nặng tùy cơ địa từng người.

Bệnh rối loạn tiền đình gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn,

 

3. Người mắc rối loạn tiền đình cần làm gì?

Để phòng ngừa rối loạn tiêu đình bạn cần:

  • Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc phòng ngừa trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác chẳng hạn như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt.

  • Có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện những triệu chứng chóng mặt, hoa mắt của người rối loạn tiền đình như dán cao, bôi dầu… Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.

  • Khi không tự kiềm chế được cần phải biết xử lý tốt cơn chóng mặt cấp tránh tai nạn cho người bệnh như:

+ Phải ngưng điều khiển các phương tiện có động cơ hay những công việc nguy hiểm.

+ Loại bỏ ngay các dụng cụ để chứa chất nôn vì có thể là yếu tố gây kích thích nôn tiếp.

Người bệnh cần đến chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi mắc rối loạn tiền đình

+ Có thể dùng thuốc chống nôn hay cắt cơn.

+ Người bệnh nên ngồi ở vị trí thoáng khí, chắc chắn, tránh di chuyển vì rất dễ ngã gây chấn thương.

+ Sau cơn có thể cho dùng thêm ít nước đường hay khoáng chất.

+ Khi cơn nặng kéo dài, đặc biệt là những trường hợp có nguyên nhân bệnh của tai mũi họng hay não cần nhập viện để được điều trị tích cực hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top