Những loại bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh đa xơ cứng (MS)

Nội dung

Chẩn đoán chính xác bệnh đa xơ cứng có thể là một thử thách với bất cứ bác sỹ nào. Không có một xét nghiệm đơn thuần nào có thể giúp bác sỹ đưa ra kết luận được. Và cũng không phải tất cả các bệnh nhân đều xuất hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh đa xơ cứng, như tê bì, ngứa râm ran, đau, mệt mỏi và nhạy cảm với nhiệt độ. Để làm phức tạp thêm vấn đề, thì triệu chứng của bệnh đa xơ cứng cũng có thể tương đồng với triệu chứng của một vài bệnh khác.

Để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh nhân, bác sỹ sẽ phải tìm hiểu về bệnh án, dựa vào kết quả kiểm tra thần kinh, kết quả chụp cộng hưởng từ và đôi khi là cả dịch tủy sống. Việc chẩn đoán cũng sẽ yêu cầu phải loại bỏ tất cả các bệnh có triệu chứng giống với bệnh đa xơ cứng. Có như thế thì bác sỹ mới có thể đưa đến kết luận được.

Dưới đây là một số bệnh có thể bị nhầm là bệnh đa xơ cứng, sắp xếp theo mức độ phổ biến:

Bệnh Lyme: là một tình trạng nhiễm vi khuẩn thông qua vết cắn/đốt của côn trùng. Các triệu chứng sớm bao gồm mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau cơ và đau khớp. Các triệu chứng muộn hơn bao gồm tê bì và ngứa râm ran ở bàn tay, bàn chân, các vấn đề về nhận thức, ví dụ như mất trí nhớ ngắn hạn và các vấn đề về ngôn ngữ. Nếu bạn sống trong vùng có bệnh Lyme hoặc gần đây có đi du lịch qua những vùng có bệnh, thì rất có thể, bác sỹ sẽ loại trừ khả năng bạn bị đa xơ cứng.

Bệnh Lupus: là một rối loạn tự miễn, cũng giống như đa xơ cứng, và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn là nam giới. Lupus có thể gây đau cơ, sưng khớp, mệt mỏi và đau đầu. Lupus có thể khởi phát rất giống với bệnh đa xơ cứng. Những người bị lupus không phải lúc nào cũng bị mẩn đỏ và viêm khớp như dạng điển hình, do vậy, khiến cho việc chẩn đoán sẽ dễ nhầm với bệnh đa xơ cứng.

Đột quỵ: đột quỵ và bệnh đa xơ cứng đều là bệnh có liên quan đến não. Triệu chứng của việc bùng phát các cơn bệnh đa xơ cứng có thể rất giống với việc một người bị đột quỵ và sẽ bao gồm: mất thị lực, khó đi lại, mất cảm giác ở các chi (thường là ở một bên cơ thể) và khó nói. Bệnh đa xơ cứng thường xảy ra ở những người 70 tuổi, nếu người bệnh lớn tuổi hơn, bạn nên nghĩ về đột quỵ mà không phải bệnh đa xơ cứng. Đột quỵ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Do vậy, nếu bạn nghĩ mình bị đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay.

Đau cơ xơ hóa và đa xơ cứng có một số triệc chứng rất giống nhau, bao gồm đau đầu, đau cơ, đau khớp, tê bì, ngứa ran các chi và mệt mỏi. Cũng như bệnh đa xơ cứng, đau cơ xơ hóa thường phổ biến hơn ở nữ giới. Nhưng đau cơ xơ hóa khác với bệnh đa xơ cứng ở chỗ, đau cơ xơ hóa không cho thấy các tổn thương não bộ trên hình ảnh cộng hưởng từ.

Hội chứng Sjogren: là một rối loạn tự miễn khác, và triệu chứng của hội chứng này rất giống với rất nhiều rối loạn tự miễn khác. Sjogren gây ra mệt mỏi, đau cơ xương. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nhưng dấu hiệu thường gặp ở hội chứng Sjogren là chứng khô miệng, thì không liên quan đến bệnh đa xơ cứng.

Bệnh viêm mạch: là tình trạng viêm các mạch máu có thể bị nhầm lẫn với bệnh đa xơ cứng. Phụ thuộc vào từng loại viêm mạch, triệu chứng có thể bao gồm đau khớp, nhìn mờ, ngứa râm ran và yếu các chi.

Bệnh nhược cơ: gây ra tình trạng yếu cơ tự đến rồi tự đi nhưng sẽ tiến triển dần theo thời gian. Bệnh nhược cơ có nguyên nhân là do bất thường trong việc truyền xung thần kinh đến cơ. Trong rất nhiều trường hợp, dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhược cơ là sụp mí mắt và chứng song thị. Cũng giống như bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ có thể gây ra khó khăn trong khi đi lại, nói chuyện, nhai và nuốt. Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn bị nhược cơ, bạn sẽ phải làm rất nhiều xét nghiệm để xác định nguyên nhân hoặc để tìm ra gốc rễ vấn đề.

Bệnh sarcoidosis: là một bệnh tự miễn do viêm khác, có triệu chứng gần tương tự như bệnh đa xơ cứng, bao gồm mệt mỏi và suy giảm thị lực. Nhưng bệnh sarcoidosis thường ảnh hưởng nhiều nhất đến phổi, hạch bạch huyết và da, gây ra các triệu chứng như khò khè, ho, sưng hạch bạch huyết hoặc u, sưng ngoài da hoặc đổi màu da.

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng giống với bệnh đa xơ chứng, như mệt mỏi, không tỉnh táo, tê bì và ngứa râm ran ở bàn tay, bàn chân. Đó là bởi vì vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa axit béo cần thiết cho việc duy lớp vỏ myelin – lớp bảo vệ các sợi thần kinh trong vỏ não và tủy sống. Thiếu vitamin B12 có thể được nhận ra một cách dễ dàng thông qua xét nghiệm máu.

Viêm não tủy cấp rải rác (Acute disseminated encephalomyelitis ) là một tình trạng viêm vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ và tủy sống. Triệu chứng bệnh bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mất thị giác và khó khăn khi đi lại.  Tuy là một tình trạng hiếm gặp nhưng viêm não tủy cấp rải rác phát triển rất nhanh, thường là sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm não tủy cấp rải rác nhất, trong khi bệnh đa xơ cứng lại thường xảy ra ở người lớn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top