Tên gọi này xuất phát từ tiếng Hy Lạp hippo, có nghĩa là ngựa và kampo nghĩa là quái vật, vì hình dạng của nó giống như của một con cá ngựa.
Các chức năng chính của hồi hải mã liên quan đến học tập và trí nhớ của con người. Những thông tin nghiên cứu về hồi hải mã đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được phần nào cách thức hoạt động của trí nhớ.
Hồi hải mã là một phần của hệ limbic, có liên quan đến các chức năng cảm giác và phản ứng. Hệ limbic nằm ở rìa của vỏ não bao gồm vùng dưới đồi và hạch hạnh nhân (amygdala).
Những cấu trúc này giúp kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như hệ thống nội tiết và các phản ứng “chiến hay chạy” (Fight or flight response)
Hồi hải mã giúp con người xử lý và truy xuất hai loại trí nhớ, trí nhớ quy nạp và trí nhớ nhận thức. Trí nhớ quy nạp là những ký ức liên quan đến các sự việc và sự kiện. Ví dụ như học cách ghi nhớ các nội dung được xem, đọc…
Trí nhớ nhận thức liên quan đến các con đường hoặc lộ trình. Ví dụ, khi một tài xế taxi tìm hiểu một tuyến đường đi qua một thành phố, họ sẽ sử dụng trí nhớ nhận thức. Những trí nhớ về mối nhận thức dường như được lưu trữ trong vùng hải mã bên phải. Vùng hồi hải mã cũng là nơi trí nhớ ngắn hạn được biến thành trí nhớ dài hạn. Sau đó, chúng được lưu trữ ở nơi khác trong não.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào thần kinh tiếp tục phát triển trong suốt tuổi trưởng thành. Hồi hải mã là một trong số ít các vị trí trong não được tạo ra các tế bào thần kinh mới.
Nếu một hoặc cả hai phần của hồi hải mã bị tổn thương do một số tình trạng như bệnh Alzheimer do chấn thương, một người có thể bị mất trí nhớ và mất khả năng lưu trữ ký ức trong dài hạn.
Bệnh nhân có thể không thể nhớ một số sự việc đã xảy ra ngay trước khi vùng hải mã bị tổn thương nhưng có thể vẫn nhớ những sự việc đã xảy ra trước đó lâu hơn. Điều này là do những ký ức ngắn hạn sau khi một thời gian sẽ được lưu trữ trong một phần khác của não.
Chứng hay quên cục bộ thoáng qua là một dạng mất trí nhớ cụ thể, phát triển đột ngột, xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hầu hết những người bị chứng mất trí nhớ cục bộ thoáng qua vẫn nhớ lại được ký ức của họ, nhưng lý do tại sao tình trạng này xảy ra vẫn chưa rõ ràng. Suy đoán từ các nhà nghiên cứu có thể có liên quan đến những tổn thương đối với hồi hải mã.
Tổn thương cho hồi hải mã có thể khiến người bệnh khó nhớ cách di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Mặc dù trước đây người đó có thể vô cùng thông thạo khu vực mà họ sinh sống, nhưng sau khi tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho việc xác định phương hướng khó khăn.
Tình trạng này cũng có liên quan đến các vấn đề như tâm thần phân liệt và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Hồi hải mã là một trong những khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer. Một dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer là khi một người bắt đầu mất trí nhớ ngắn hạn. Khi bệnh tiến triển, vùng não ở hồi hải mã có thể bị suy giảm thể tích, gây khó khăn trong các hoạt động cuộc sống hàng ngày.
Khám nghiệm tử thi cho thấy rằng từ 50 đến 75% những người bị bệnh động kinh có tổn thương ở vùng hồi hải mã. Tuy nhiên, không rõ liệu chứng động kinh là nguyên nhân hay kết quả của tổn thương này.
Ở những người bị trầm cảm nặng có thể gây giảm kích thước của hồi hải mã. Các nhà khoa học không chắc chắn liệu kích thước suy giảm là kết quả của bệnh trầm cảm hay chỉ là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng này. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng có bằng chứng cho thấy căng thẳng tác động tiêu cực đến vùng hải mã.
Bệnh Alzheimer, trầm cảm và căng thẳng dường như có liên quan đến suy giảm kích thước ở hồi hải mã. Trong bệnh Alzheimer, kích thước của hồi hải mã có thể được sử dụng để chẩn đoán tiến triển của bệnh.
Theo một số nhà nghiên cứu, ở những người bị trầm cảm, vùng hồi hải mã có thể giảm kích thước đến 20%. Đánh giá về các nghiên cứu đã gợi ý rằng vùng hồi hải mã ở những người bị trầm cảm nặng có thể nhỏ hơn trung bình 10% so với những người không bị trầm cảm.
Bệnh Cushing có một số triệu chứng liên quan đến nồng độ cao của cortisol - một loại hormone được sản xuất khi bị căng thẳng. Một trong những triệu chứng này là giảm kích thước của hồi hải mã.
Một nghiên cứu trên khi đã chỉ ra rằng kích thước của hồi hải mã có khả năng di truyền 54%. Tuy nhiên, vì hồi hải mã tiếp tục sản xuất tế bào thần kinh trong suốt cuộc đời trưởng thành, mối liên hệ này vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu cũng không rõ liệu suy giảm kích thước hồi hải mã là nguyên nhân hay là hậu quả của các tình trạng được nêu trên.
Vào năm 2016, các nhà khoa học đã công bố một đánh giá của các nghiên cứu về tác động của tập thể dục đối với sự suy giảm nhận thức và lão hóa.
Kết quả cho thấy rằng tập thể dục ở tuổi già có thể tăng cường khả năng tạo ra các tế bào thần kinh mới của cấu trúc này. Điều này sẽ giúp bảo tồn và có khả năng cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, cơ chế tác động như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Ngoài ra, một số biến số có thể ảnh hưởng đến kết quả, vì vậy các nghiên cứu thêm trong tương lai là cần thiết.
Vào tháng 8 năm 2017, các nhà nghiên cứu ở Hồng Kông đã công bố những phát hiện cho thấy rằng các hoạt động tần số thấp ở vùng hải mã có thể tăng cường kết nối chức năng trong các phần khác của não. Nói cách khác, hoạt động ở vùng hải mã có thể ảnh hưởng không chỉ đến trí nhớ và khả năng xác định phương hướng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng như thị giác, thính giác và xúc giác.
Theo ý nghĩa của nghiên cứu này, hồi hải mã có thể được xem là “trái tim của bộ não”.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh