✴️ Trầm cảm, phân loại và các yếu tố nguy cơ

Nội dung

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân chính gây ra những khuyết tật về sức khỏe tinh thần trên toàn thế giới. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em.

Trong bài viết này, sẽ giới thiệu thêm trầm cảm là gì và nguyên nhân, phân loại, phương pháp điều trị của trầm cảm và một số lời khuyên từ bác sĩ.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc có biểu hiện như buồn bã và mất cảm giác hứng thú trong thời gian dài. Trầm cảm khác với những thay đổi tâm trạng mà một người thường xuyên gặp phải như là một phần của cuộc sống.

Những biến cố lớn trong đời, chẳng hạn như mất người thân hoặc mất việc làm có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, cảm giác đau buồn là một phần trầm cảm nếu chúng kéo dài.

Đây là một tình trạng đang diễn ra bao gồm nhiều đợt trong đó các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần và có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.

Phân loại trầm cảm

Có một số dạng trầm cảm. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất.

Trầm cảm chính (MDD)

Một người bị trầm cảm chính thường xuyên trải qua trạng thái buồn bã. Người bệnh có thể mất hứng thú với những hoạt động mà họ từng yêu thích. Điều trị thường bao gồm thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.

Rối loạn trầm cảm mạn tính

Còn được gọi là rối loạn tính khí, rối loạn trầm cảm mạn tính gây ra các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 năm. Người bị rối loạn này có thể có các giai đoạn trầm cảm nặng cũng như các triệu chứng nhẹ hơn.

Rối loạn lưỡng cực

Trầm cảm là một triệu chứng phổ biến của rối loạn lưỡng cực và nghiên cứu cho thấy những người bị rối loạn này có thể có các triệu chứng khoảng một nửa thời gian. Điều này có thể làm cho rối loạn lưỡng cực khó phân biệt với trầm cảm.

các loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm tâm thần

Một số người bị rối loạn tâm thần với chứng trầm cảm. Rối loạn tâm thần có thể liên quan đến hoang tưởng, chẳng hạn như niềm tin vô căn cứ hoặc phi thực tế. Tình trạng này cũng có thể gây ra chứng ảo giác.

Trầm cảm sau sinh

Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng mà một số người gọi là “baby blues”. Lượng hormone được điều chỉnh lại sau khi sinh con có thể dẫn đến những thay đổi trong tâm trạng.

Không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra loại trầm cảm này. Trầm cảm sau sinh có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bất kỳ ai bị trầm cảm liên tục sau khi sinh gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Rối loạn trầm cảm chính theo mùa

Trước đây được gọi là rối loạn trầm cảm theo mùa (SAD) loại trầm cảm này có liên quan đến điều kiện giảm ánh sáng ban ngày trong mùa thu và mùa đông, tăng lên trong thời gian còn lại của năm và đáp ứng với liệu pháp ánh sáng.

Những người sống ở các quốc gia có mùa đông dài hoặc khắc nghiệt dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tình trạng này.

Chẩn đoán trầm cảm

Nếu nghi ngờ rằng có các triệu chứng trầm cảm, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để có thể loại trừ các nguyên nhân khác nhau, đảm bảo chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Bác sĩ sẽ thu thập thêm các thông tin về các triệu chứng, chẳng hạn như chúng đã xuất hiện bao lâu, đồng thời tiến hành khám để kiểm tra các nguyên nhân thực thể cũng như xét nghiệm máu để loại trừ các tình trạng sức khỏe khác.

Kiểm tra trầm cảm bằng cách nào?

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường yêu cầu bệnh nhân hoàn thành bảng câu hỏi để đánh giá mức độ trầm cảm của mình. Ví dụ, Thang đánh giá trầm cảm Hamilton có 21 câu hỏi. Điểm số cho biết mức độ trầm cảm của những người đã được chẩn đoán.

Bản kiểm tra trầm cảm Beck là một bảng câu hỏi khác giúp cũng có thể giúp các chuyên gia sức khỏe tâm thần đo lường các triệu chứng của bệnh nhân.

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Một người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn gấp hai đến ba lần so với người bình thường. Tuy nhiên, nhiều người bị trầm cảm không có tiền sử gia đình về bệnh này.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng dễ bị trầm cảm có thể không phải do sự biến đổi gen. Các nhà nghiên cứu cho biết ngoài việc trầm cảm có thể di truyền, nhiều vấn đề khác cũng ảnh hưởng đến việc hình thành trầm cảm.

Trầm cảm có chữa được không?

Mặc dù không có cách chữa khỏi trầm cảm, nhưng có những phương pháp điều trị hiệu quả giúp phục hồi. Bắt đầu điều trị càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao.

Nhiều người bị trầm cảm hồi phục sau khi tuân theo kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị hiệu quả, trầm cảm vẫn có khả năng tái phát. Để ngăn ngừa tình trạng này, những người dùng thuốc điều trị trầm cảm nên tiếp tục điều trị - ngay cả sau khi các triệu chứng được cải thiện hoặc biến mất theo lời khuyên của bác sĩ.

Nguyên nhân nào gây nên trầm cảm

Yếu tố kích hoạt là các sự kiện hoặc hoàn cảnh về tình cảm, tâm lý hoặc thể chất có thể khiến các triệu chứng trầm cảm xuất hiện hoặc tái phát. Đây là một số tác nhân phổ biến nhất:

  • Các sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như mất mát, xung đột gia đình và những thay đổi trong các mối quan hệ;
  • Phục hồi không hoàn toàn sau khi ngừng điều trị quá sớm;
  • Tình trạng sức khỏe y tế, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim và tiểu đường;

Các yếu tố nguy cơ

Một số người có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người khác. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Trải qua các sự kiện nhất định trong cuộc sống như mất mát, các vấn đề về công việc, những thay đổi trong các mối quan hệ, các vấn đề tài chính và các mối quan tâm về y tế;
  • Trải qua căng thẳng cấp tính;
  • Thiếu các phương pháp điều trị trầm cảm phù hợp;
  • Có người thân bị trầm cảm;
  • Sử dụng một số loại thuốc theo toa, chẳng hạn như corticosteroid, một số thuốc chẹn beta và interferon;
  • Sử dụng thuốc kích thích, chẳng hạn như rượu hoặc amphetamine;
  • Bị chấn thương đầu;
  • Đã từng bị trầm cảm nặng trước đó;
  • Mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc bệnh tim mạch;
  • Sống với nỗi đau hay sự dằn vặt nội tâm kéo dài. 

Xem thêm: Trầm cảm - phân loại và phương pháp điều trị

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top