khám và điều trị về bệnh dạ dày
Nguyên nhân của bệnh tiêu hóa kém
Ăn uống chưa vệ sinh
Ăn uống những quán vỉa hè, thực phẩm không rõ nguồn gốc…dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng…Trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh, bạn cần rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ. Thực phẩm cần được rửa thật sạch trước khi chế biến và có xuất xứ rõ ràng.
Ăn uống thất thường
Bạn cần đảm bảo có bữa ăn cân bằng và sinh hoạt khoa học, không nên ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, cũng không được để bụng quá đói. Bạn cần ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ để cải thiện đường tiêu hóa.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh dễ gây phản ứng phụ là rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này sẽ hết khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Chính vì vậy, sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, uống đúng liều.
Stress
Một môi trường làm việc áp lực, bận rộn khiến bạn luôn căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đường ruột…
Tiêu hóa kém – phải làm gì?
Bên cạnh việc ăn uống đảm bảo vệ sinh, chế độ ăn ngủ nghỉ khoa học thì bài thuốc trị bệnh tiêu hóa kém dưới đây sẽ giúp ích cho bạn
Trị tiêu hóa kém bằng Cỏ cú: đây là một loại cỏ sống lâu nǎm; lá nhỏ hẹ, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây; thân rễ phát triển thành củ; tuỳ theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ. Tại vùng bờ biển củ to, dài, chất lượng dược liệu tốt hơn, thường gọi là hải hương phụ (hương phụ vùng biển). Thông thường, người ta đào củ về rửa sạch đất cát, phơi khô, đốt cho cháy hết lông, cất nơi khô ráo đề dùng dần làm thuốc. Theo Đông y, củ của cỏ cú để điều chế vị thuốc được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt; tính bình có tác dụng chưa ăn uống kém tiêu hóa…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh