1. Thế nào là suy giảm trí nhớ ở người trẻ ?
Nếu như trước đây, đa số các trường hợp suy giảm trí nhớ đều là người trung tuổi và cao tuổi thì hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ đã xuất hiện ngày càng nhiều. Bình quân cứ 100 người trẻ đến khám tại cơ sở y tế thì có tới 20 người gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ thực sự là vấn đề nghiêm trọng khi gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người bệnh có thể trở nên dễ kích động, cáu gắt, mất tập trung, xử lý công việc chậm chạp, nhầm lẫn giữa các việc được giao.
2. Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí ở người trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo các chuyên gia, suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi thường xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như:
2.1 Trầm cảm
Căng thẳng, áp lực từ công việc hay từ học tập, gia đình là những nguyên nhân khiến người trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vào lúc này, các gốc tự do sẽ sản sinh ra nhiều hơn, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
2.2 Áp lực công việc
Phải làm nhiều công việc cùng một lúc sẽ khiến não bộ phải phân ra để ghi nhớ nhiều vấn đề khác nhau. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ra rối loạn tâm thần, gia tăng sự căng thẳng và gây suy giảm trí nhớ.
2.3 Thiếu ngủ
Giấc ngủ góp phần quan trọng cho việc lưu trữ kí ức, cụ thể trong quá trình ngủ, não sẽ chuyển thông tin đến phần vỏ não để lưu trữ thông tin. Việc thiếu ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình này và gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.
2.4 Do thiếu dinh dưỡng
Thiếu vitamin B1: Đây là một loại vitamin đóng vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, nó còn giúp đảm bảo hệ thần kinh hoạt động bình thường và giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Chính vì vậy, thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff – một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn.
2.5 Lạm dụng chất kích thích
Người lạm dụng thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực hay thường xuyên hút thuốc không chỉ làm suy giảm trí nhớ mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
2.6 Chấn thương sọ não
Sau khi bị chấn thương sọ não, mặc dù hệ thần kinh sẽ dần phục hồi nhưng cũng sẽ để lại những di chứng như suy giảm trí nhớ.
2.7 Do nhiễm khuẩn
Viêm màng não, sốt rét, giang mai, HIV… có thể gây ra hàng loạt các vấn đề cho não bộ, trong đó bao gồm cả suy giảm trí nhớ.
2.8 Chế độ sinh hoạt
Lối sinh hoạt không lành mạnh, hay ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp… ở người trẻ có thể là nguyên nhân làm gây suy giảm trí nhớ và nhận thức của não bộ.
Trên đây là những nguyên nhân khiến suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi. Hiểu được các nguyên nhân này sẽ giúp bạn biết phải làm sao khi bị suy giảm trí nhớ. Từ đó có những biện pháp cải thiện hiệu quả, giúp giải quyết tình trạng này một cách an toàn và bền vững, tránh những hệ lụy đến sức khỏe, công việc và cuộc sống.
3. Trí nhớ suy giảm phải làm sao?
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ khiến họ thường xuyên gặp rắc rối trong sinh hoạt hay công việc hàng ngày. Vì vậy, trí nhớ suy giảm phải làm sao là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ. Hãy tham khảo ngay những cách giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ sau đây:
3.1 Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là rất cần thiết cho việc lưu giữ ký ức cho não bộ. Do vậy, người trẻ không nên thức quá khuya, dậy muộn mà nên tạo thói quen đi ngủ và dậy tại một thời điểm nhất định, kể cả ngày nghỉ và lễ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
3.2 Thư giãn
Loại bỏ áp lực, căng thẳng hay những cảm xúc tiêu cực cần phải được loại bỏ ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Thả lỏng cơ thể, thiền hoặc yoga, nghe nhạc là những biện pháp hiệu quả giúp bạn thư giãn, từ đó ngăn chặn suy giảm trí nhớ.
3.3 Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu não, cung cấp oxy và dưỡng chất lên não tốt hơn, từ đó ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
3.4 Chơi các trò chơi trí tuệ
Các trò chơi như cờ vua, ô ăn quan, là những trò chơi trí tuệ hiệu quả giúp người chơi vận động não và từ đó tăng cường khả năng ghi nhớ tốt hơn.
3.5 Duy trì các mối quan hệ xã hội
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên giao lưu bạn bè hay các hoạt động xã hội có tác dụng rất tốt cho việc giảm nguy cơ mất trí nhớ. Chính vì vậy, tích cực tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn cải thiện và ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ.
Hi vọng những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “Trí nhớ suy giảm phải làm sao?” và giúp bạn có những phương pháp để cải thiện khả năng ghi nhớ và phòng ngừa suy giảm trí nhớ một cách hiệu quả. Lưu ý rằng các phương pháp này chỉ có tính tham khảo. Khi có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, bạn nên thăm khám tại các chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra và đảm bảo điều trị đi đúng hướng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh