Xem lại: Trầm cảm, phân loại và các yếu tố nguy cơ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trầm cảm ở phụ nữ phổ biến gần gấp đôi so với nam giới.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh trầm cảm có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn ở phụ nữ:
Ngoài ra, một số loại trầm cảm chỉ xuất hiện ở phụ nữ như:
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, khoảng 9% nam giới ở Hoa Kỳ có cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng.
Thông thường, nam giới bị trầm cảm có sử dụng quá mức bia rượu có tỉ lệ cao hơn nữ giới, biểu hiện sự tức giận, cáu gắt không kiểm soát.
Các triệu chứng trầm cảm khác ở nam giới có thể bao gồm:
Đối với học sinh, sinh viên, thời gian ở trường có thể là khoảng thời gian nhiều áp lực và căng thẳng, đặc biệt là đối với một số bạn lần đầu tiên tiếp xúc với những lối sống, nền văn hóa và trải nghiệm mới.
Một số học sinh gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi này và kết quả là các em có thể bị trầm cảm, lo lắng hoặc xảy ra đồng thời cả hai tình trạng này. Các triệu chứng trầm cảm ở học sinh sinh viên có thể bao gồm:
Những thay đổi về thể chất, áp lực từ bạn bè và các yếu tố khác có thể góp phần gây ra trầm cảm ở thanh thiếu niên. Một số triệu chứng có thể thường gặp như:
Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng có thể khiến việc tập trung vào bài học ở trường hay tham gia các hoạt động xã hội trở nên khó khăn hơn. Trẻ có thể gặp các triệu chứng như:
Trẻ nhỏ hơn có thể gặp khó khăn khi diễn đạt cảm giác của chúng bằng lời hơn so với người lớn.
Hiện vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố khác nhau gây ra các triệu chứng của trầm cảm. Các yếu tố có khả năng góp phần gây ra các triệu chứng của trầm cảm bao gồm:
Trầm cảm có thể điều trị được và việc kiểm soát các triệu chứng thường bao gồm 3 biện pháp:
Hỗ trợ: Trao đổi về các giải pháp thực tế và nguyên nhân có thể để thấu hiểu cũng như định hướng giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
Trị liệu tâm lý: Còn được gọi là liệu pháp trò chuyện, bao gồm tư vấn cá nhân hóa và liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm.
Thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị chứng trầm cảm từ trung bình đến nặng. Một số loại thuốc chống trầm cảm thường gặp như:
Mỗi chất hoạt động trên một chất dẫn truyền thần kinh khác nhau hoặc sự kết hợp của các chất dẫn truyền thần kinh.
CHỈ dùng những loại thuốc này khi được bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc có thể mất một thời gian để có hiệu quả.
Một số người ngừng dùng thuốc sau khi các triệu chứng được cải thiện, nhưng điều này có thể dẫn đến tình trạng tái phát. Vì vậy, cần hỏi ý kiến của bác sĩ bất kỳ mối quan tâm nào về thuốc chống trầm cảm, bao gồm cả ý định ngừng dùng thuốc.
SSRI và SNRI có thể có tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:
Một số người sử dụng các biện pháp tự nhiên, chẳng hạn như thuốc thảo dược, để điều trị chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình.
Tuy nhiên, hiện chưa có bất kì cơ quan thẩm quyền nào xác nhận tính hiệu quả của các phương pháp điều trị bằng thảo dược.
Dưới đây là một số loại thảo mộc và thực vật phổ biến nhiều người cho rằng chúng có lợi ích trong điều trị trầm cảm:
St. John’s wort: Loại này không phù hợp với những người bị hoặc có thể bị rối loạn lưỡng cực.
Nhân sâm: Các nhà y học cổ truyền có thể sử dụng để cải thiện tinh thần minh mẫn và giảm căng thẳng.
Cúc la mã: Loại thảo dược này chứa flavonoid có thể có tác dụng chống trầm cảm.
Hoa oải hương: Có thể giúp giảm lo lắng và mất ngủ.
Cần nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc chất bổ sung nào để điều trị trầm cảm. Một số loại thảo mộc có thể gây tương tác với thuốc điều trị hoặc làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
Ngoài các thảo dược ở trên, một số chất bổ sung khác cũng có thể giúp điều trị các triệu chứng của trầm cảm mức độ nhẹ cho đến trung bình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiện vẫn chưa có nghiên cứu hay xác nhận nào đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của chúng. Các chất bổ sung phi S-adenosyl methionine (SAMe): Đây là một dạng tổng hợp của hóa chất tự nhiên trong cơ thể.
5-hydroxytryptophan: Chất này có thể giúp tăng cường serotonin, chất dẫn truyền thần kinh trong não ảnh hưởng đến tâm trạng.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng SAMe có thể hữu ích như thuốc chống trầm cảm theo toa imipramine và escitalopram.
Ăn nhiều thực phẩm có đường hoặc chế biến sẵn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe về thể chất khác nhau. Kết quả của một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thực phẩm này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Việc ăn nhiều thực phẩm sau đây có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm:
Các liệu pháp tâm lý, trò chuyện cho bệnh trầm cảm bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân và điều trị giải quyết vấn đề cũng như một số liệu pháp khác.
Đối với một số dạng trầm cảm, liệu pháp tâm lý thường là phương pháp điều trị đầu tiên, trong khi một số người đáp ứng tốt hơn với sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc.
Liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân là hai loại liệu pháp tâm lý chính cho bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể có liệu pháp hành vi nhận thức trong các buổi hẹn riêng với nhà trị liệu.
Tập thể dục nhịp điệu (cardio) làm tăng mức endorphin và kích thích chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine. Điều này có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm mức độ nhẹ.
Các liệu pháp kích thích não là một lựa chọn điều trị khác. Ví dụ, kích thích từ trường lặp đi lặp lại sẽ gửi các xung từ tính đến não có thể giúp điều trị chứng trầm cảm nặng.
Nếu trầm cảm không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số liệu pháp như liệu pháp sốc điện.
Xem thêm: Những dấu hiệu tiềm ẩn của rối loạn trầm cảm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh