Joshua Tal, nhà tâm lý học về giấc ngủ và sức khỏe ở Manhattan, cho biết: “Những giấc mơ thường có sự tác động của điều đã xảy ra trong ngày. Ác mộng diễn ra khi tâm trí cố gắng để hiểu những sự kiện mang lại nỗi sợ hãi, bất an bằng cách phát lại chúng dưới dạng hình ảnh trong khi ngủ".
Nếu một người thường xuyên gặp ác mộng - nhiều hơn hai lần mỗi tuần - và gây ra đau khổ, mệt mỏi, làm giảm khả năng làm việc giữa mọi người thì có thể người đó đã mắc chứng rối loạn ác mộng. Giải quyết những cơn ác mộng thường xuyên là điều rất quan trọng vì chúng có liên quan đến chứng mất ngủ, trầm cảm và thậm chí là hành vi tự sát. Mất ngủ do ác mộng cũng có thể dẫn đến bệnh tim hoặc béo phì.
Dưới đây là những cách có thể làm dịu những cơn ác mộng và cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị những cơn ác mộng là tạo thói quen ngủ để ngủ ngon giấc hơn. Hãy cải thiện giấc ngủ bằng cách tập thể dục, tạo thời gian ngủ và thức cố định, tránh dùng đồ uống kích thích sau buổi chiều…
Đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bồn chồn và thức giấc đêm - yếu tố có khả năng tạo ra ác mộng.
Theo National Sleep Foundation, ăn vặt có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khiến não hoạt động mạnh hơn và dẫn đến ác mộng. Một số người ngủ ngon hơn sau một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, bạn nên ngừng ăn trong khoảng từ hai đến ba giờ trước khi ngủ. Đặc biệt, nếu nhận thấy mình thường gặp ác mộng sau bữa ăn, bạn hãy loại bỏ nó hoàn toàn.
Một số loại thuốc có thể gây ra ác mộng bằng cách làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu bạn gặp ác mộng sau khi thay đổi loại thuốc đang sử dụng, hãy đi gặp bác sĩ. Điển hình như Melatonin, một chất hỗ trợ giấc ngủ phổ biến, gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học điều chỉnh giấc ngủ có thể dẫn đến ít nhiều các cơn ác mộng. Nếu bạn muốn dùng melatonin để cải thiện giấc ngủ, hãy hỏi ý kiến chuyên gia để hiểu rõ hơn về cách sử dụng.
Thư giãn cơ bắp cũng là một yếu tố hiệu quả trong việc làm giảm ác mộng.
Chuyên gia cho biết viết lại những lo lắng vào nhật ký có thể giúp giảm bớt các cơn ác mộng và căng thẳng nói chung.
Những quan sát trước khi ngủ có thể xuất hiện lại trong giấc ngủ, do đó chúng ta nên dành thời gian cho những thứ ổn định hoặc tích cực về mặt cảm xúc trước khi ngủ.
Nếu những phương pháp trên vẫn không hiệu quả, bạn hãy đi gặp bác sĩ trị liệu để khám về sức khỏe tinh thần. Những cơn ác mộng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh