Đối với những ông bố bà mẹ trẻ phải vật vã trải qua những đêm không ngủ, phương pháp luyện ngủ (để mặc cho trẻ khóc cho đến khi nào bé tự ngủ) dường như có vẻ khá hấp dẫn.
Cho tới khi họ tìm đọc trên mạng các nhận xét của các bà mẹ rằng như vậy là tàn nhẫn và cam đoan rằng phương pháp này sẽ ảnh hưởng không tốt lên sự phát triển cảm xúc của con.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới có thể sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn bởi nó chứng minh được phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn không hề gây căng thẳng hay các vấn đề không tốt ảnh hưởng đến em bé.
Các nhà nghiên cứu ở Úc đã làm việc với 43 cặp phụ huynh có con từ 6 đến 16 tháng tuổi và có vấn đề về giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu chia các gia đình thành 3 nhóm.
Nhóm đầu tiên là nhóm kiểm chứng, các nhà khoa học sẽ không đưa ra sự can thiệp nào, bố mẹ sẽ không cho con luyện ngủ theo phương pháp nào cả.
Phương pháp khóc có kiểm soát này cũng giống như phương pháp luyện ngủ, nhưng đặc biệt hơn là các cặp cha mẹ được yêu cầu cho con vào gường/cũi rồi rời khỏi phòng trong vòng một phút, và nếu con khóc, cha mẹ phải tăng dần đều thời gian chờ đợi trước khi vào vỗ về con lên 2 phút, 4 phút, rồi 6 phút.
Phương pháp này nhẹ nhàng hơn, yêu cầu bố mẹ đưa con đi ngủ gần với thời gian mà con thường cảm thấy buồn ngủ và từ từ kéo lùi giờ cho con ngủ mỗi đêm vì thế con sẽ cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bố mẹ có thể ở lại trong phòng cho đến khi con ngủ gà gật.
Ba tháng sau khi bắt đầu can thiệp, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những em bé theo phương pháp luyện ngủ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn 15 phút so với các bé trong nhóm kiểm chứng, và những em bé trong nhóm kéo lùi giờ đi ngủ thường ngủ nhanh hơn nhóm kiểm chứng 12 phút.
Phương pháp luyện ngủ không chỉ hiệu quả mà còn không hề gây căng thẳng, hay ảnh hưởng không tốt đến con.
Trong khi nghiên cứu đã chứng minh rằng, các phương pháp trên đều hiệu quả, thì phương pháp luyện ngủ xem ra có vẻ dẫn đầu về tổng số thời gian ngủ, và số lần thức dậy trong đêm cũng ít hơn.
Điều đó cũng cho thấy rằng để mặc cho trẻ khóc để tự ngủ thực chất là phương pháp hiệu quả.
Theo Michael Gradisar, người đưa ra nghiên cứu này, cả hai cách luyện ngủ cho trẻ đều không có tác động xấu nào trong thời gian dài. Sau một năm nghiên cứu, những em bé này không có dấu hiệu quấy nhiễu bố mẹ, cũng như không thấy báo cáo nào về các vấn đề về hành vi so với những đứa trẻ trong nhóm kiểm chứng.
Ông Gradisar nói: 'Đây là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh, và cũng là vấn đề khá là thú vị đối với tôi trong cương vị là một nhà khoa học, bởi chưa có một chứng cứ thuyết phục nào chứng minh để trẻ tự khóc rồi ngủ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ'.
Và cũng đáng lưu ý rằng: sau một năm có can thiệp vào việc luyện ngủ, các em bé trong cả ba nhóm đều không có biểu hiện khác nhau, chứng tỏ rằng không có phương pháp nào tạo được thói quen đi ngủ tốt hơn cho trẻ về sau, bởi cho đến một giai đoạn nào đó, khi trẻ lớn hơn, thì trẻ đều có thể tự ngủ dễ dàng.
Theo như Gradisar, kết quả không xác định chính xác được phương pháp nào thì tốt hơn. Ông công nhận rằng phương pháp kéo lùi thời gian đi ngủ là phương pháp được các ông bố bà mẹ ưa chuộng hơn trong 2 phương pháp – và rằng, đến cuối cùng, các gia đình cũng tìm được ra đâu là điều tốt nhất cho họ trong những lựa chọn an toàn.
'Những dữ liệu mà chúng ta có không truyền tải được đầy đủ những gì chúng tôi thấy. Đó là những giây phút yên bình trong giờ đi ngủ khi chúng tôi cùng làm việc với các gia đình', ông kết luận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh