Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn gây thoái hóa thần kinh và viêm gây ra các vấn đề khắp cơ thể. Bệnh gây ra bởi sự phá vỡ lớp vỏ bảo vệ (vỏ myelin) xung quanh dây thần kinh. Điều này khiến não khó giao tiếp với phần còn lại của cơ thể.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các triệu chứng sớm của bệnh đa xơ cứng có xu hướng xuất hiện ở người trưởng thành độ tuổi từ 20 - 40. Phụ nữ cũng được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng nhiều gấp đôi nam giới. Bệnh đa xơ cứng được cho là một bệnh tự miễn và gây ra tình trạng thoái hóa thần kinh tiến triển. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của bệnh đa xơ cứng vẫn chưa được biết và hiện tại không có cách chữa trị, chỉ có các phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Những gì chúng ta biết về bệnh đa xơ cứng đó là ảnh hưởng của bệnh đến hệ thần kinh và dần dần tác động đến toàn bộ cơ thể. Các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công các mô thần kinh khỏe mạnh và theo thời gian điều này ảnh hưởng đến các hệ thống bên trong cơ thể.
Hầu hết các vấn đề được mô tả ở trên là các triệu chứng chính liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Bệnh trực tiếp gây ra bởi tổn thương thần kinh do các cuộc tấn công vào vỏ myelin. Một số triệu chứng cơ bản có thể được điều trị trực tiếp bằng cách làm chậm quá trình tổn thương thần kinh và ngăn ngừa các ảnh hưởng của bệnh đa xơ cứng tới hệ thống thần kinh.
Tuy nhiên, một khi tổn thương thần kinh tồn tại, các triệu chứng thứ cấp có thể phát sinh. Các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng thứ cấp là các biến chứng phổ biến do triệu chứng điển hình của bệnh đa xơ cứng như: nhiễm trùng tiểu do cơ bàng quang yếu hoặc mất trương lực cơ do không thể đi lại.
Các triệu chứng phụ thường có thể được điều trị hiệu quả, nhưng điều trị nguồn gốc của vấn đề sẽ giúp ngăn chặn hoàn toàn các triệu chứng phụ thứ cấp này. Bệnh tiến triển sẽ gây ra một số triệu chứng phụ. Các triệu chứng phụ thường có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc, trị liệu.
Hệ thần kinh
Khi bạn bị bệnh đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ từ từ tấn công vỏ myelin của chính bạn (là các tế bào bao quanh và bảo vệ hệ thần kinh bao gồm tủy sống và não). Khi các tế bào này bị tổn thương, các dây thần kinh sẽ lộ ra và não gặp khó khăn trong việc gửi tín hiệu đến phần còn lại của cơ thể. Sự mất kết nối giữa não và các cơ quan, cơ, mô, tế bào liên quan đến các dây thần kinh bị tổn thương, gây ra các triệu chứng như:
Trầm cảm và những thay đổi khác trong não có thể là kết quả trực tiếp của bệnh đa xơ cứng hoặc đó có thể là hệ quả do người bệnh khó đối phó với vấn đề sức khỏe này. Trong một số ít trường hợp hoặc ở giai đoạn nặng, tổn thương thần kinh có thể gây run, co giật và các vấn đề về nhận thức gần giống với các tình trạng thoái hóa thần kinh khác như chứng mất trí nhớ.
Mất thị lực và thính giác
Các vấn đề về thị giác thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đa xơ cứng đối với nhiều người. Nhìn đôi, nhìn mờ, đau... có thể bắt đầu đột ngột và ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Trong nhiều trường hợp, các vấn đề về thị lực chỉ là tạm thời, sẽ tự khỏi và có thể là do viêm dây thần kinh hoặc mỏi cơ mắt.
Mặc dù một số người bị bệnh đa xơ cứng gặp các vấn đề về thị lực vĩnh viễn, nhưng hầu hết các trường hợp đều nhẹ và có thể được điều trị hiệu quả bằng steroid hoặc các phương pháp điều trị ngắn hạn khác. Số ít trường hợp những người bị bệnh đa xơ cứng bị giảm thính lực hoặc điếc do tổn thương thân não. Những vấn đề về thính giác thường tự khỏi nhưng có thể tồn tại vĩnh viễn trong một số trường hợp.
Ảnh hưởng đến hoạt động nói, nuốt và thở
Theo thống kê có tới 40% những người bị bệnh đa xơ cứng gặp vấn đề về giọng nói và có thể gặp các triệu chứng như:
Những ảnh hưởng về giọng nói thường xảy ra trong các đợt tái phát của bệnh hoặc những lúc mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề về giọng nói khác như: thay đổi về cao độ hoặc chất lượng giọng nói, giọng mũi, khàn giọng hoặc khó thở.
Các vấn đề về giọng nói có thể do khó thở gây ra, bởi các dây thần kinh điều khiển các cơ hô hấp bị yếu hoặc bị tổn thương. Khó khăn trong việc kiểm soát các cơ liên quan đến hô hấp có thể bắt đầu sớm khi mắc bệnh và trầm trọng hơn khi bệnh tiến triển. Đây là một biến chứng nguy hiểm nhưng hiếm gặp của bệnh đa xơ cứng và có thể được cải thiện thông qua làm việc với chuyên gia trị liệu hô hấp.
Các vấn đề về nuốt ít phổ biến hơn so với các vấn đề về nói, nhưng có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Vấn đề về nuốt có thể xảy ra khi tổn thương thần kinh làm yếu cơ và cản trở khả năng kiểm soát các cơ liên quan đến việc nuốt của cơ thể. Khi quá trình nuốt đúng cách bị gián đoạn, thức ăn hoặc đồ uống có thể bị hít vào phổi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như viêm phổi.
Ho và nghẹn khi ăn uống có thể là dấu hiệu của các vấn đề về nuốt và cần được đánh giá ngay lập tức. Khi đó, nhà trị liệu ngôn ngữ thường có thể giúp giải quyết vấn đề nói và nuốt.
Yếu cơ và các vấn đề về thăng bằng
Nhiều người bị bệnh đa xơ cứng bị ảnh hưởng đến các chi. Tổn thương vỏ myelin thường dẫn đến đau, ngứa ran và tê ở tay và chân. Các vấn đề như khó khăn trong phối hợp hoạt động của tay và mắt; yếu cơ; giữ thăng bằng; dáng đi có thể xảy ra khi não gặp khó khăn trong việc gửi tín hiệu đến các dây thần kinh và cơ.
Những ảnh hưởng này có thể bắt đầu từ từ và sau đó trở nên tồi tệ hơn khi tổn thương thần kinh tiến triển. Nhiều người bị bệnh đa xơ cứng lần đầu tiên sẽ cảm thấy “như kim châm” và gặp khó khăn trong việc phối hợp hoặc kỹ năng vận động tinh. Theo thời gian, khả năng kiểm soát tay chân và khả năng đi lại dễ dàng có thể bị gián đoạn. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể dùng gậy, xe lăn và các công nghệ hỗ trợ khác để hỗ trợ kiểm soát cơ bắp và sức mạnh.
Ảnh hưởng đến hệ thống xương
Những người bị bệnh đa xơ cứng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn do các phương pháp điều trị bệnh thường sử dụng steroid và người bệnh bị hạn chế vận động. Xương yếu có thể khiến những người bị bệnh dễ bị gãy xương. Mặc dù các tình trạng như loãng xương có thể được ngăn ngừa hoặc làm chậm lại thông qua hoạt động thể chất, chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung, nhưng xương yếu có thể khiến các vấn đề về thăng bằng và phối hợp hoạt động của các chi trở nên khó khăn hơn.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh đa xơ cứng. Mặc dù tác động chính xác của vitamin D đối với những người mắc bệnh đa xơ cứng vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương và hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch
Bệnh đa xơ cứng được cho là một bệnh qua trung gian miễn dịch. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô thần kinh khỏe mạnh, gây tổn thương thần kinh trên toàn bộ cơ thể. Hoạt động của hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng viêm và gây ra nhiều triệu chứng của bệnh. Một số triệu chứng có thể bùng phát trong một giai đoạn hoạt động của hệ thống miễn dịch và sau đó sẽ hết.
Một số nghiên cứu đang điều tra xem việc ức chế hệ thống miễn dịch bằng thuốc có làm chậm tiến trình của bệnh đa xơ cứng hay không. Các liệu pháp khác hướng tới các tế bào miễn dịch cụ thể để ngăn chúng tấn công các dây thần kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể khiến mọi người dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ chỉ khuyến nghị chế độ ăn kiêng đặc biệt khi có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cụ thể. Các bác sĩ thường khuyến nghị bổ sung vitamin D - điều này cũng giúp ngăn ngừa loãng xương.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Các vấn đề về chức năng bàng quang và ruột thường xảy ra ở bệnh đa xơ cứng như:
Trong một số trường hợp, chế độ ăn uống và vật lý trị liệu có thể làm giảm tác động của những vấn đề này đối với cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra một số trường hợp có thể cần dùng thuốc hoặc can thiệp mạnh hơn. Ngoài ra, việc sử dụng ống thông tiểu đôi khi có thể cần thiết.
Hầu hết mọi người có thể kiểm soát hiệu quả các vấn đề về bàng quang, ruột và tránh các biến chứng. Tuy nhiên, nhiễm trùng hoặc các vấn đề vệ sinh có thể phát sinh nếu những vấn đề về bàng quang và ruột không được điều trị kiểm soát. Bạn cần báo cho bác sĩ biết những triệu chứng về bàng quang, ruột để có được sự xử trí, điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng tới sinh sản
Bệnh đa xơ cứng không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản hoặc khả năng sinh sản. Trên thực tế, nhiều phụ nữ nhận thấy rằng việc mang thai giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, báo cáo thống kê cho thấy rằng trong số 10 phụ nữ sẽ có tới 2 - 4 người bị tái phát trong thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên, rối loạn chức năng tình dục như khó đạt được khoái cảm hoặc cực khoái, phổ biến ở những người bị bệnh đa xơ cứng. Điều này có thể do tổn thương thần kinh hoặc do các vấn đề cảm xúc liên quan đến bệnh trầm cảm hoặc thiếu tự tin.
Mệt mỏi, đau đớn và các triệu chứng khác có thể làm cho sự thân mật tình dục trở nên khó khăn hoặc không hấp dẫn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các vấn đề về tình dục có thể được giải quyết thành công thông qua thuốc men, thuốc hỗ trợ như chất bôi trơn hoặc một chút kế hoạch nâng cao.
Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn
Các vấn đề về hệ tuần hoàn hiếm khi do bệnh đa xơ cứng gây ra, mặc dù cơ ngực yếu có thể dẫn đến thở nông và cung cấp ít oxy. Tuy nhiên, thiếu hoạt động do trầm cảm, cơ bắp vận động khó khăn và bận tâm đến việc điều trị các vấn đề khác có thể khiến những người bị bệnh đa xơ cứng không tập trung vào các vấn đề về bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Đa xơ cứng cho thấy phụ nữ mắc bệnh đa xơ cứng có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như: đau tim, đột quỵ và suy tim tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vật lý trị liệu và hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh và giảm nguy cơ tim mạch.
Mặc dù không có cách chữa trị bệnh đa xơ cứng, nhưng nhiều loại thuốc, phương pháp điều trị bằng thảo dược và thực phẩm bổ sung có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Bên cạnh đó, các phương pháp vật lý trị liệu tâm thần cũng có thể ngăn chặn sự tiến triển và ảnh hưởng của bệnh với cơ thể.
Bệnh đa xơ cứng có ảnh hưởng khác nhau đến mỗi người bệnh. Mỗi người trải qua một tập hợp các triệu chứng riêng biệt và đáp ứng với các phương pháp điều trị riêng lẻ. Do đó, bạn và bác sĩ nên tùy chỉnh phác đồ điều trị để giải quyết các triệu chứng cụ thể và điều chỉnh khi bệnh tiến triển hoặc tái phát. Một kế hoạch điều trị được thiết kế cẩn thận có thể giúp bệnh đa xơ cứng dễ kiểm soát hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh