Rối loạn nhân cách tránh né được đặc trưng bởi cảm giác cực kì ức chế với xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích tiêu cực và từ chối. Các triệu chứng này không chỉ đơn giản là cảm giác xấu hổ hay lúng túng trong các mối quan hệ xã hội. Rối loạn nhân cách tránh né là những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tương tác với những người khác và duy trì những mối quan hệ này trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1% dân số có chứng bệnh này.
Triệu chứng của chứng rối loạn nhân cách tránh né bao gồm những hành vi khác nhau, ví dụ như:
Trong những tình huống xã hội, người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né sẽ sợ phải nói chuyện vì họ sợ sai, xấu hổ, nói lắp hoặc gặp những sự lúng túng khác. Bạn cũng có thể dành nhiều thời gian lo lắng để tìm hiểu những dấu hiệu chấp thuận hay từ chối của những người xung quanh.
Người mắc chứng bệnh này nhận thức được sự không thoải mái trong các tình huống xã hội và thường cảm thấy lạc lõng. Mặc dù tự ý thức được điều này nhưng khi người khác nhận xét về sự xấu hổ hay lo lắng xã hội của bạn thì bạn vẫn có thể cảm thấy như những lời chỉ trích hoặc từ chối. Đặc biệt đúng khi bạn bị trêu chọc, thậm chí là theo một hướng tốt về sự tránh né xã hội của bạn.
Chứng bệnh này gây ra sự sợ hãi bị từ chối, bài trừ nên thường khiến bạn gặp khó khăn khi tiếp xúc với người khác. Bạn có thể ngập ngừng trong việc tìm kiếm bạn bè, trừ khi bạn chắc chắn người đó sẽ thích bạn. Khi bạn đã có một mối quan hệ, bạn có thể sợ phải chia sẻ thông tin cá nhân hoặc nói về những cảm xúc của mình. Điều đó khiến khó có thể duy trì được những mối quan hệ gần gũi hay tình cảm bạn bè thân thiết.
Theo tiêu chuẩn DSM-5 của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ, một người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách tránh né cần có ít nhất 4 trong những tiêu chuẩn dưới đây:
Các hành vi tránh né thường quan sát được ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì nhưng chẩn đoán rối loạn nhân cách tránh né không được đặt ra ở thời thơ ấu vì xấu hổ, sợ người lạ, khó giao tiếp xã hội hoặc nhạy cảm với những lời phê bình thường là một phần phát triển hết sức bình thường ở trẻ nhỏ và tuổi dậy thì.
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và đưa ra một chẩn đoán chính xác, cũng như gợi ý cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Cũng như những người bị các chứng rối loạn nhân cách khác, các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn. Rối loạn nhân cách tránh né có nhiều cách điều trị khác nhau, trong đó có liệu pháp trò chuyện. Nếu có bệnh lí khác đi kèm như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thì bạn có thể cần được sử dụng một số thuốc thích hợp.
Những rối loạn tâm thần khác có thể đi kèm với chứng rối loạn nhân cách tránh né. Giải pháp điều trị cho những trường hợp này sẽ được thiết kế tùy thuộc vào các triệu chứng của từng cá nhân. Một số bệnh lí liên quan thường gặp như:
Ám ảnh xã hội: lo lắng quá mức trong những tình huống xã hội thông thường.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc: dựa dẫm quá nhiều vào những người khác để được tư vấn hoặc đưa ra quyết định.
Rối loạn nhân cách ranh giới: gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các mối quan hệ xã hội, hành vi, tâm trạng và tự tưởng tượng.
Nhiều triệu chứng của rối loạn nhân cách tránh né thường liên quan tới những bệnh lí khác, đặc biệt là những trường hợp bị chứng ám ảnh xã hội. Vì vậy, những rối loạn này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Bạn nên dành thời gian đến gặp các chuyên gia tâm thần để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh