Những điều cần biết
- Hội chứng cơ tháp là một nguyên nhân phổ biến gây đau và các vấn đề khác ở mông và lưng dưới, có thể lan tỏa đến chân và bàn chân.
- Hội chứng cơ tháp thường do cơ tháp nén hoặc co vào những vùng cụ thể của thần kinh tọa ; yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là vận cơ quá nhiều hoặc chấn thương do thể thao, tuy nhiên một số trường hợp khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng tương tự.
- Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ tháp bao gồm:
- đau,
- ngứa ran,
- tê,
- đau lan từ lưng xuống chân,
- đau liên tục,
- đau nặng khi cố gắng làm một số động tác cụ thể (ví dụ leo cầu thang, đi bộ, chạy).
- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh nhân và khám thể chất; các vấn đề tương tự phổ biến khác được chẩn đoán hoặc phát hiện bằng chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, điện cơ đồ v.v…
- Điều trị hội chứng cơ tháp phụ thuộc vào tính mạn tính của bệnh và có thể bao gồm vật lý trị liệu, tập thể dục, kéo giãn, và điều trị y tế chẳng hạn thuốc tiêm, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau nhóm opioid, và đôi khi cần phẫu thuật.
- Bác sĩ và các chuyên gia y tế khác có thể chữa hội chứng cơ tháp bao gồm bác sĩ chấn thương chỉnh hình, bác sĩ nắn xương, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia sức khỏe nghề nghiệp, bác sĩ y học thể thao, và ít thường xuyên hơn là bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ sản/phụ khoa.
- Một vài phương pháp hồi phục tại nhà (ví dụ tập thể dục, chườm túi lạnh, giãn cơ) được sử dụng để giúp giảm triệu chứng của hội chứng cơ tháp và giúp cơ phục hồi.
- Chữa hội chứng cơ tháp cấp tính thường có tiên lượng tốt; tiên lượng sẽ xấu khi bệnh trở nên mãn tính.
- Có thể phòng ngừa hội chứng cơ tháp với việc vận cơ phù hợp, tránh chấn thương vùng lưng dưới/mông; phòng tránh tái phát bằng việc tuân thủ chương trình phục hồi thiết kế riêng cho cá nhân.
Cơ chế
Hội chứng cơ tháp thường bắt đầu với cơn đau, ngứa ran và tê mỏi vùng lưng hoặc mông, lan xuống chân theo dây thần kinh tọa. Hội chứng cơ tháp được cho là do dây thần kinh bị chèn ép do co giật hoặc do cơ tháp co rút. Cơ tháp là một cơ phẳng nằm trong vùng mông, Nó giúp ổn định cơ hông và nâng, xoay đùi ra khỏi cơ thể. Hội chứng này cũng được gọi là giả đau thần kinh tọa, đau thần kinh tọa vùng ví, và đau thần kinh ổ hông. Nó thường liên quan đến những động tác lặp đi lặp lại trong thể thao (ví dụ, chạy, chơi quần vợt hoặc đá bóng làm chấn thương vùng mông).
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của hội chứng cơ tháp
Nguyên nhân của hội chứng cơ tháp liên quan đến vị trí của thần kinh tọa đối với cơ tháp; dây thần kinh tọa đi qua xương chậu bằng bốn đường. Cơ tháp co giật hoặc sưng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng do lực nén lên các vùng các nhau của thần kinh tọa liền kề với cơ.
Yếu tố nguy cơ của hội chứng cơ tháp có thể bao gồm những vấn đề thường xảy ra do chấn thương thể thao như sau:
- Viêm (chẳng hạn do hoạt động cơ quá mức, bong gân)
- Chấn thương (thường chấn thương mông do vật cùn)
- Tụ máu
- Hình thành sẹo
Hoặc những người bị các vấn đề như sau:
- Nang
- U
- Giả phình động mạch
Triệu chứng và dấu hiệu
Các dấu hiệu sớm của hội chứng cơ tháp thường xảy ra ở mông bao gồm:
- Đau
- Tê mỏi
- Ngứa ran (chống kim châm vào da)
- Đau thắt lưng
Các dấu hiệu muộn của hội chứng cơ tháp bao gồm:
- Đau lan tỏa xuống theo chiều thần kinh tọa cho đến bàn chân.
- Đau mông và/hoặc chân nặng
Các dấu hiệu và triệu chứng sớm và muộn có thể liên tục; tuy nhiên, chúng có thể tái phát, thường xảy ra khi ngồi, chạy, leo cầu thang hoặc thậm chí đặt áp lực vào cơ tháp.
Hội chứng cơ tháp thường rất giống các triệu chứng của đau thần kinh tọa và đau thắt lưng, vốn phổ biến hơn nhiều do thoát vị đĩa đệm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp